Tự kỷ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

 Trong nhiều năm gần đây, “tự kỷ” đang là một trong những cụm từ được nhiều người quan tâm, đặc biệt là “trẻ tự kỷ”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về cụm từ này. Nó là một căn bệnh hay hội chứng? Tự kỷ là gì? Dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỷ sớm nhất? Hiểu được vấn đề này sẽ giúp các bậc cha mẹ có kế hoạch can thiệp cho con mình tốt nhất. 

 Tự kỷ là gì?

Tự kỷ (tiếng anh: autism) hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, đây là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi những khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Đây là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị mắc chứng tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác trong môi trường xã hội.

Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại

  Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ

Hiện nay có rất nhiều thông tin về nguyên nhân dẫn đến trẻ mặc chứng tự kỷ. Mặc dù tự kỷ chủ yếu là do di truyền nhưng hiện nay theo các nhà nghiên cứu cho rằng, tự kỷ bao gồm cả hai yếu tố là môi trường và di truyền. Trong những trường hợp hãn hữu, tự kỷ còn gắn liền với những tác nhân gây dị tật bẩm sinh. Vẫn còn những tranh cãi về những nguyên nhân môi trường khác được đưa ra,chẳng hạn như giả thuyết vắc-xin đã từng bị bác bỏ. 

 Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ sớm nhất

Để có thể lên kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ cần phải nắm được những dấu hiệu của trẻ mắc chứng này để nhận biết sớm. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của hội chứng này trong hai năm đầu đời của con mình. Nó lần đầu xuất hiện trong thời thơ ấu, thường kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm nếu không được can thiệp sớm. Người bị tự kỷ có thể bị tổn hại nghiêm trọng ở một số mặt, nhưng ở mức độ bình thường hoặc thậm chí cao ở những cá thể khác.Triệu chứng dần lộ rõ sau khoảng sáu tháng tuổi, phát triển theo độ tuổi hai hoặc ba năm và có xu hướng tiếp diễn qua tuổi trưởng thành, mặc dù thường ở dạng bị kìm hãm.Ở một số mặt khác, chẳng hạn như ăn uống, cũng phổ biến nhưng không cần thiết để chẩn đoán. Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn đạt được mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần.Tiêu chuẩn chẩn đoán yêu cầu những triệu chứng trở nên rõ rệt trong thời thơ ấu, thường là trước khi ba tuổi.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ
Trẻ mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

Giao tiếp và phát triển xã hội

Đây là một dấu hiệu trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Người bị tự kỷ có sự khiếm khuyết về mặt xã hội và thường thiếu trực giác về những người khác

 Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng.

Tự kỷ ở trẻ
Giao tiếp và phát triển xã hội ở trẻ kém hơn

Khoảng một phần ba cho đến một nửa số người tự kỷ không phát triển đủ ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp thường ngày.Trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít khả năng thực hiện những yêu cầu hoặc chia sẻ kinh nghiệm, và chỉ có thể lặp đi lặp lại đơn giản lời nói của người khác hoặc đảo ngược lại. Thiếu sự chú tâm, trao đổi hai chiều dường như để phân biệt với người bị ASD; chẳng hạn, họ có thể nhìn tập trung vào bàn tay thay vì nhìn vào đối tượng, họ luôn thất bại để chỉ vào đối tượng để nêu ý kiến hoặc chia sẻ một kinh nghiệm.Trẻ tự kỉ có thể gặp khó khăn với trò chơi giàu trí tưởng tượng và phát triển biểu tượng thành ngôn ngữ.

 Sự lặp lại trong hành vi của trẻ tự kỷ

 Trẻ hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp.Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng.

 Cách chơi và những hành vi kỳ lạ của trẻ

Trẻ tự kỷ thích chơi một mình.Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi món đồ đó của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và lầm lì.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Trẻ thường có cách chơi và hành vi rất kỳ lạ

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,…Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc, đập đầu vào tường…

 Phản ứng với môi trường ở trẻ mắc chứng tự kỷ

 Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ tự kỷ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…

 Ăn uống và vận động

 Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền.

Trẻ bị tự kỷ
Ăn uống và vận động ở trẻ cũng rất khó khăn

Vận động ở trẻ này cũng có phần khác biệt. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp.

Những dấu hiệu trên là thường gặp và điển hình nhất để nhận biết trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, không nên dựa vào nó để kết luận con bị mắc chứng tự kỷ. Khi cha mẹ phát hiện con có những biểu hiện tương tự trên, hãy đưa trẻ đi khám để được phát hiện kịp thời và can thiệp sớm nhất.

5/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: