Ý Nghĩa và Thực Đơn Mâm Lễ Cúng Tết Mùng 1 May Mắn

Chả còn nhớ rõ từ bao giờ mà mâm lễ cúng Tết mùng 1 đã đi vào thói quen đẹp đẽ của gia đình Việt Nam mỗi dịp Xuân đến, Tết về.

Nhớ lúc còn nhỏ nhìn ông bà, bố mẹ chuẩn bị mâm cúng dâng lên các cụ trong hương khói trang nghiêm. Lòng mình bỗng thấy ấm áp và thành tâm nghĩ về những điều tốt đẹp cho năm mới!

Bài viết này mình và bạn sẽ tìm hiểu ý nghĩa đẹp đẽ đằng sau những mâm cúng Tết mùng 1, 2, 3 và thực đơn đầy đủ cho một năm mới may mắn:

Ý nghĩa và thực Mâm cỗ cùng mùng 1 tết

Ý nghĩa mâm cúng mùng 1

Mâm lễ cúng tết mùng 1 miền Bắc

Những ngày cuối năm cũ chuẩn bị bước sang năm mới, các gia đình thường ra mộ dọn dẹp và “đón các cụ, ông bà, tổ tiên” về gia đình mình ăn Tết.

Đây vừa là một nét đẹp văn hóa vừa là một cách để thế hệ hiện tại tưởng nhớ và biết ơn đến thế hệ đi trước.

Với riêng mình đây còn là dịp để dạy cho thế hệ trẻ những người kế tiếp biết về đạo chữ hiếu, biết ơn ông bà, tổ tiên mình.

Và vì lẽ đó vào sáng mùng 1 các gia đình đều làm một mâm cỗ cúng kiếng mời ông bà, tổ tiên dùng cơm đầu năm để tỏ lòng biết ơn vì một năm cũ đã qua với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho năm mới.

Thực đơn mâm cúng mùng 1

Mâm cơm mùng 1 rất trang trọng, đủ đầy với màu sắc đượm đà sắc xuân. Theo tác giả Lưu Ánh trích từ sách “Tín ngưỡng Việt Nam” thì lễ cũng tết gồm có:

“Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng hoặc bánh tét. Có thể là cỗ mặn hoặc chay nhưng món ăn ngày tết phải được chế biến thơm ngn, bày biện trang nghiêm. Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giá thì nhiều hơn: tám bát tám đĩa”

Mâm lễ cúng tết mùng 1 miền Bắc

Ở bài viết này mình xin được gợi ý tới bạn mâm cúng mùng 1 tết theo phong tục miền Bắc. Theo đó mâm cỗ mùng 1 tết gồm 4 bát và 6 đĩa tượng trưng cho 4 mùa trong năm, 4 phương trong trời đất và tứ trụ (Năm,tháng, ngày, giờ trong năm). 

Có thể thấy được mâm cỗ cúng đã tượng trưng đủ cả các phương trời, không gian, thời gian. Các món truyền thống trong mâm cúng ngày tết gồm:

4 Bát: thường là các món nấu như: 1 bát chân giò nấu măng, 1 bát canh mọc rau củ, 1 bát canh miến, 1 bát bóng thả.

6 Đĩa: thường là các món thịt như: 1 đĩa thịt gà luộc (gà trống), 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 đĩa giò mỡ, 1 đĩa giò nạc, 1 đĩa nem rán, 1 đĩa bánh trưng.

Trong mâm cúng truyền thống từng vùng miền sẽ có thể thay đổi các món ăn sao cho đầy đủ 4 bát và 6 đĩa. Dưới đây là các món ăn bạn có thể tham khảo thêm để thay đổi hoặc thêm thành mâm cúng 8 bát, 8 đĩa như:

Món đĩa: 1 đĩa rau củ luộc thái hình hoa, 1 đĩa giò xào, 1 đĩa miến xào, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa mút,…

Món bát: 1 bát thịt nấu đông, 1 bát canh khổ qua, 1 bát thịt kho tàu, 1 bát miến nấu lòng gà,…

Mâm lễ cúng tết mùng 1 miền Bắc

Ngày nay mâm cỗ cúng không còn quá cầu kỳ và khắt khe như trước nữa nhưng nó vẫn giữ nguyên được ý nghĩa đẹp đẽ của nó và trở thành một nét đẹp xuyên suốt trong gia đình người Việt ngày Tết.

Các bạn có thể tham khảo mâm cỗ mình gợi ý với các thực đơn ở trên hoặc có thể thay đổi với những món phù hợp với phong tục mỗi miền quê riêng. 

Quan trọng hơn hết không phải là mâm cúng thật sang trọng và đắt tiền mà quan trọng hơn cả là sự trân trọng và lòng thành cũng như ý nghĩa quây quần cùng nhau làm để gắn kết gia đình qua từng món ăn.

Mâm lễ cúng tết mùng 1 miền Bắc

Lời Cảm Ơn:

Cuối cùng bài viết mình xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đã theo dõi bài viết này của mình. Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn có gợi ý cho mâm lễ cúng Tết mùng 1.

Xin gửi lời chúc năm mới bình an, hạnh phúc, thành công tới các bạn. Cầu chúc cho các bạn một năm mới thật đầm ấm!

Sắm Tết 2023, Bạn đã chuẩn bị được những gì?

5/5 (3 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: