Trong quá trình rửa bát chúng ta có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại âm thầm khiến cho lượng vi khuẩn gây bệnh trên bát đũa ngày càng nhiều hơn. Trong bài viết này Biết Tuốt sẽ chỉ ra 6 sai lầm khi rửa bát mà nhiều người mắc phải.
Mục Lục
1. Cọ xát cả đống đũa vào nhau
Nhiều người có thói quen cọ xát cả đống đũa vào nhau vì nghĩ rằng vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo những vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Cách làm này có thể lây nhiễm chéo các vi sinh vật có hại hoặc bệnh truyền nhiễm từ đũa người này sang đũa người khác.
Cách làm đúng: Dùng miếng rửa bát rửa sạch từng chiếc đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Nếu đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.
2. Bát đũa bẩn chất thành đống
Sau khi ăn cơm, nhiều người có thói quen không rửa ngay mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu.
Từ 1-4 tiếng sau ăn là thời gian để vi khuẩn thích hợp xâm nhập vào bát đĩa, từ 8-18 tiếng vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Việc xếp bát đũa bẩn chồng lên nhau là hành động nuôi dưỡng vi khuẩn, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo khiến việc vệ sinh khó khăn hơn.
Bát đũa bẩn chất thành đống
Hãy rửa bát đũa ngay sau khi ăn xong nhé. Rửa bát đĩa không có dầu mỡ trước, bát đũa dính nhiều dầu mỡ sau. Rửa bát đĩa đựng thức ăn chín trước, bát đĩa đựng thịt sống rửa sau.
3. Đổ trực tiếp nước rửa lên chén bát
Chất tẩy rửa có chức năng khử trùng mạnh, hẳn nhiên là cánh tay đắc lực trong việc giúp bạn đẩy lùi vi khuẩn, làm sạch bát đũa. Tuy nhiên, chúng cũng là thành phần gây hại cho cơ thể bạn. Vì thế, việc bạn đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén bát có thể tạo ra một dư lượng lớn nước rửa tồn tại trên bề mặt chén bát mà bạn khó mà làm sạch được 100%.
Những chất này khi đi ngược vào cơ thể bạn sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, thậm chí gây bệnh tiêu chảy.
Cách làm khoa học chính là cho nước rửa vào một chiếc chén, bát và hòa với nước, sau đó dùng nước đó để rửa bát. Ngoài ra, sau khi sử dụng chất tẩy rửa, bạn nên tráng lại bát đũa thật nhiều lần với nước sạch. Dân gian thường dùng nước nóng thay cho chất tẩy rửa, đây cũng là một cách tốt, đạt hiệu quả trong việc khử khuẩn, đồng thời không gây hại cho cơ thể con người.
4. Không làm khô bát đũa trước khi cất
Đây là thói quen sai lầm khi rửa bát mà nhiều người hay mắc phải. Sau khi rửa bát xong nhiều người có thói quen cất bát, đũa luôn vào tủ để tránh bụi. Tuy nhiên, cách làm này lại hoàn toàn sai bởi trong môi trường kín và ẩm như vậy có thể làm vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, gây mùi hôi, không đảm bảo vệ sinh. Do đó, bạn cần lau khô bát, đũa bằng khăn mềm sạch sau khi rửa rồi mới cất đi. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt bát, đũa ở nơi thoáng khí, khô ráo để đảm bảo bát sạch, khô cho lần sử dụng tiếp theo.
5. Không khử trùng bát đĩa
Bát đĩa dù có rửa sạch đến đâu cũng không thể rửa trôi hết vi khuẩn. Vì vậy, đừng quên thường xuyên khử trùng bát đũa nhé. Có thể dùng máy sấy bát để tiệt trùng bát đĩa ở nhiệt độ cao hoặc ngâm bát đĩa trong nước sôi khoảng 3 đến 5 phút.
6. Lâu không thay miếng rửa bát
Trung bình trong miếng rửa bát sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2, nhiều hơn cả trong bồn cầu. Vì vậy, miếng rửa bát sau khi rửa xong cũng phải phơi khô thật kỹ và hãy thường xuyên thay mới nhé.
Xem thêm: