90% Các bạn không hiểu về thiên thạch

Nhắc đến thiên thạch có lẽ ai cũng nghĩ đến những tảng đá rơi từ trên trời xuống. Tuy nhiên nếu nghĩ như vậy thì bạn đang biết quá ít về thiên thạch. Còn rất nhiều điều thú vị và kinh ngạc về cái thứ này. Trong bài viết này chúng ta cùng Biết Tuốt tìm hiểu về thiên thạch là gì nhé!

Thiên thạch là gì?

Thiên thạch là những tảng đá khổng lồ bất ngờ rơi từ trên trời xuống với tốc độ khá chậm khoảng 220.000 km/h. Cho nên khi nó rơi vào bầu khí quyển của trái đất thì phần lớn nó sẽ bị bốc cháy do ma sát với không khí ở tốc độ quá cao. Mấy đứa tí hon cỡ nắm tay sẽ cháy sạch chỉ còn những thằng nào to hơn mới trụ lại được và chạm vào bề mặt trái đất.

Thiên thạch là gì?
Thiên thạch là gì?

Thường thì chúng ta luôn nghĩ rằng thiên thạch là một cái gì đó rất hiếm. Có người thì nhớ mang máng đâu đó phải từ thời kỳ khủng long còn gặm có trên Trái Đất mới có thiên thạch xuất hiện. Còn nhiều người chịu khó tìm hiểu hơn thì biết rằng những tảng thiên thạch lớn đã rơi xuống Trái Đất từ hàng nghìn năm trước. Và nếu chịu khó đọc báo hơn nữa thì biết rằng năm 2013 một khối thiên thạch to bằng tòa nhà 6 tầng nặng 10 nghìn tấn đã rơi xuống Nga đã phát nổ ở độ cao 24km. Tạo ra sóng xung kích tương đương 30 quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hirosima Nhật Bản.

Rất may là chỉ có 1600 người Nga bị thương hầu như không có ai thiệt mạng

Thiên thạch có thật sự hiếm không?

Theo NASA cho biết mỗi ngày có đến 25 triệu thiên thạch tác động vào bầu khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên đa số chúng thường rất bé tổng khối lượng khoảng 44 tấn chia ra trung bình mỗi thiên thạch sẽ nặng chưa tới 2g. Trong 25 triệu thiên thạch này một phân chúng bay xuyên qua bầu khí quyển phần còn lại chúng lao vào trái đất. Nhưng do quá bé lại di chuyển ở tốc độ cao nên hầu hết sẽ bị bốc cháy đó là lý do tại sao chúng ta thấy nó hiếm khi rơi vào Trái Đất. Thay vào đó là chịu khó quan sát thì chúng ta sẽ thấy được sao băng chính là những thiên thạch bị bốc cháy.

Thiên thạch có thật sự hiếm không

Mỗi khi chúng ta thấy sao băng chúng ta thường lãng mạn ngồi khen đẹp và ước 1 điều gì đó. Vậy thì từ nay bạn đừng làm thế nữa mà hãy cảm thấy buồn vì biết rằng: vậy là có một bạn thiên thạch từ giã cõi đời. Mặc dù phần lớn sẽ cháy rụi nhưng vẫn có những viên thiên thạch đủ to để trống lại sự cám dỗ của ngọn lửa chạm tới được bề mặt Trái Đất. Tỷ lệ này cũng hiếm chẳng kém gì tỉ lệ nòng nọc chui vào tế bào trứng.

Theo thống kê có khoảng 500 thiên thạch rơi xuống Trái Đất mỗi năm. Tức là trung bình khoảng gần 2 viên mỗi ngày. Đáng buồn thay phần lớn những viên thiên thạch này lại rơi vào khu vực không có người ở. Vì phần lớn diện tích của chúng ta là hoang vắng. Hoạc cũng có thể rơi vào đại dương nên gần như chúng ta rất ít khi nhận ra sự ghé thăm của thiên thạch.

Dẫu vậy thì đến nay các nhà khoa học cũng đã ghi nhận khoảng 1100 vụ thiên thạch va vào Trái Đất và tìm được mẫu vật. Đồng thời cũng tìm thêm được 40000 viên thiên thạch khác mà không biết chúng rơi từ bao giờ.

Thiên thạch đến từ đâu?

Vành đai tiểu hành tinh

Vành đai tiểu hành tinh

Phần lớn thiên thạch đến từ vành đai tiểu hành tinh. Vành đai tiểu hành tinh chính là lớp đất đá và bụi trong hệ mặt trời có quỹ đạo chuyển động quay quanh mặt trời trong phạm vi giữa sao hỏa và sao mộc. Do chúng có kích thước bé không được xem là hành tinh nên được gọi là tiểu hành tinh. Khi những tiểu hành tinh này chuyển động nếu bay gần sao mộc hoặc sao hỏa nó sẽ bị 2 hành tinh khổng lồ này tác động làm lệch quỹ đạo và văng ra khỏi vành đai đãn đến bay lung tung và va vào Trái Đất. Đó là lý do tại sao Trái Đất chúng ta lại được nó ghé thăm.

Sao hỏa, sao Thủy, Mặt Trăng

Khi có sự va chạm giữa các hành tinh này với đất đá trong vũ trụ những mảnh vỡ sẽ bay vào không gian và một phần chúng sẽ đến với Trái Đất. Các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng chính xác về các thiên thạch có nguồn gốc từ sao hỏa và mặt trăng. Sao thủy thì vẫn chưa được chứng minh rõ ràng

Thành phần của thiên thạch

Các nhà khoa học đã phân tích và thấy rằng thiên thạch có 3 loại gồm: sắt, sắt đá và đá. Tuy nhiên tới 80% thiên thạch sẽ chứa sắt hoặc sắt đá, chỉ có 20% là đá. Trong các thiên thạch chứa sắt thì thường sắt sẽ chiếm tới 90-95% còn lại chủ yếu là Niken và một lượng nhỏ các kim loại nặng khác (iridi, gali, vàng). Mặc dù những thành phần trong thiên thạch chẳng có gì quý giá ngay cả như vàng thì Trái Đất cũng không thiếu. Nhưng thiên thạch lại có giá trị vô cùng to lớn đó là nó mang trong mình bản chất nguyên thủy từ hàng tỷ năm trước. Cái điều mà Trái Đất không thể nào có được.

Thành phần của thiên thạch

Như chúng ta đã biết Trái đất được sinh ra cùng với các thiên thạch. Tuy nhiên bề mặt Trái Đất có tồn tại sự sống cùng với biến đổi khí hậu qua 4,6 tỷ năm nên mọi thứ đã biến đổi rất nhiều. Còn thiên thạch từ khi sinh ra trải qua 4,6 tỷ năm nó vẫn chỉ suốt ngày bay quanh mặt trời chẳng làm gì khác. Vậy nên những gì mà nó đang mang chính là những gì còn nguyên vẹn từ 4,6 tỷ năm trước. Đó là những thông tin vô cùng quý giá cho khoa học.

Thiên thạch có tuổi đời lâu nhất là 4,568 tỉ năm. Các nhà khoa học đã dựa vào tuổi của thiên thạch này để dự đoán tuổi của hệ mặt trời. Không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà thiên thạch cũng rất giá trị về kinh tế. Một viên thiên thạch đôi khi còn đắt ngang ngửa viên kim cương. Vậy nên đi tìm thiên thạch cũng là 1 cách để làm giàu. Tại Indonesia một anh chàng đã vô cùng hoang mang khi có cục đá lao thẳng từ vũ trụ vào nhà anh. Sau đó nó được định giá tới 1,85 triệu USD tức là gần 40 tỉ đồng. Điều thú vị là anh này làm nghề đóng quan tài. Có lẽ nào vì đóng hàng xịn mà anh được anh được ông bà phù hộ tặng chi hẳn 1 cục thiên thạch

Còn ở mỹ cũng có 1 người phụ nữ đang ngủ thì 1 thiên thạch từ đâu rơi vào mông khiến cô khá là đau nhưng vẫn vui vì được rất nhiều tiền. Không biết sau bài viết này có bạn nào đổi nghề sang đi tìm thiên thạch hay không. Một năm có tận 500 thiên thạch rơi xuống Trái Đất các bạn chỉ cần nhặt được 1 viên là đủ ăn cả đời rồi.

Xem thêm:

Tại sao lại có tuyết rơi?

Sao băng là gì? Ý nghĩa của mưa sao băng

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: