Trainer là thuật ngữ chỉ những người đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong bất cứ ngành nghề nào. Vậy đối với ngành dược phẩm, vị trí này có vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây, hãy cùng Pharmarketing khám phá các yếu tố tạo trainer trong ngành dược phẩm cần biết.
Định nghĩa và vai trò của trainer trong ngành dược phẩm
Việt Nam là đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển. Trong quá trình dài này, bên cạnh những cơ hội, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Theo đó, phòng training với các trainer, hay còn gọi là người đào tạo đóng vai trò quan trọng, thực hiện các hoạt động đào tạo nhân lực làm việc hiệu quả để giúp công ty đạt nhiều thành tựu lớn. Khi mỗi nhân viên đều có kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm, họ sẽ hoàn thiện tốt công việc của mình để bộ máy vận hành trơn tru.
Trong ngành dược, các trainer sẽ đào tạo cho nhân viên sales cung cấp thông tin cho bác sĩ và bệnh nhân kịp thời, giúp họ giải quyết các vấn đề đang gặp phải và thêm lòng tin yêu với nhãn hàng.
Xem thêm: Chiến lược marketing dược
Xét về chuyên môn, những lĩnh vực kinh doanh của một công ty dược thường chia thành 2 phân loại chính: sản xuất và phân phối thuốc. Mỗi lĩnh vực này đều cần trainer có chuyên môn và hoạt động riêng biệt. Theo đó, nhiệm vụ chính của trainer bao gồm:
- Trainer về kiến thức sản phẩm: Đối tượng của các trainer lúc này là những chuyên viên y tế có trình độ chuyên môn cao nên yêu cầu cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, mọi người cũng cần đào tạo cho nhân viên marketing hiểu rõ về sản phẩm và các kiến thức y khoa bao gồm thông tin bệnh học, kê toa, chỉ định sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, giải quyết tình huống có thể gặp phải….
- Trainer về kĩ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi và nắm bắt tâm lý khách hàng….
- Trainer về marketing: Đây là lĩnh vực sâu rộng cần học hỏi và trau dồi kiến thức nhiều. Trainer của một nhân viên marketing thông thường là người quản lý trực tiếp của họ. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ cho nhân sự, công ty có thể mời những trainer là các chuyên gia từ bên ngoài về đào tạo cho nhân viên của mình.
Trainer có vị trí quan trọng trong ngành dược phẩm
Những yếu tố tạo trainer trong ngành dược phẩm
Có rất nhiều yếu tố tạo trainer trong ngành dược phẩm và để trở thành một người đào tạo giỏi, mọi người cần sở hữu những đặc tính sau đây:
- Am hiểu về lĩnh vực và nội dung training
Nếu bộ phận trainer tại các công ty thuộc lĩnh vực khác thường là hành chính nhân sự thì với dược phẩm, vị trí này phần lớn là bác sĩ, dược sĩ. Họ đều là những người có kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực đào tạo.
Ngoài ra, mọi người cũng cần có khả năng đơn giản hóa những kiến thức chuyên ngành trong quá trình giảng dạy để bất kì ai cũng có thể hiểu. Cách thức truyền đạt có dễ hiểu hay không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và diễn giải của người trainer.
Am hiểu về lĩnh vực và nội dung training
- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là điều cần có của bất kì nhân sự nào, đặc biệt là trainer. Họ không chỉ cần trò chuyện, am hiểu từng học viên mà phải có khả năng truyền đạt những thông tin, kiến thức chuyên môn khó hiểu thành đơn giản và ai cũng có thể ghi nhớ. Thông qua việc đặt câu hỏi, lắng nghe và dẫn dắt học viên, trainer sẽ thu hút sự chú ý của học viên và giúp họ thấy được tầm quan trọng khi vận dụng đúng kiến thức y tế vào công việc.
- Linh hoạt và sáng tạo, truyền cảm hứng
Tư duy sáng tạo và khả năng xử lý tình huống là yếu tố tạo trainer trong ngành dược phẩm. Thay vì những lời giảng khô cứng, hãy tạo điểm nhấn để truyền cảm hứng, động lực cho học viên.
Trainer là vị trí không thể thiếu trong mỗi công ty thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Bài viết đã tổng hợp những yếu tố tạo trainer trong ngành dược phẩm để giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Hãy trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và những kĩ năng cần thiết để trở thành lực lượng quan trọng đưa công ty phát triển.
Nguồn: https://pharmarketing.vn/vi/marketing-duoc