Bài học “xương máu” từ những vụ cháy nhà mới nhất hiện nay

Gần đây có rất nhiều vụ cháy nhà, hoả hoạn xảy ra để lại những hậu quả thương tâm cả về người và của. Những vụ việc trên là điều không ai mong muốn xảy ra. Bài học được rút ra từ những sự việc trên là gì? Xem ngay chia sẻ của một đại tá Công An để học bài học “xương máu” từ những vụ cháy mới nhất hiện nay. 

Bài học từ những vụ cháy nhà

Từ những vụ cháy nhà có thể thấy đối với nhà ống chỉ có 1 lối thoát, nếu xảy ra hỏa hoạn mà chạy lên phía tum nhưng ở đó không có lối thoát thì rất sai lầm. Chúng ta nên tìm mọi cách để chạy xuống dưới, đó là đường sống duy nhất.

Hoả hoạn
Cháy nhà chạy lên tầng tum là điều sai lầm vì không thể thoát ra ngoài

Đại tá Lê Văn Hiến, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cũng từng chia sẻ với báo chí: Khi có cháy người dân không được chạy lên phía trên, mà phải:

  • Nên tìm mặt nạ hoặc khăn ướt để che kín mũi, miệng tránh hít phải khói độc rồi tìm cách thoát ra ngoài.
  • Nếu lối thoát đã bị lửa bao quanh, chúng ta nên quan sát xem có lối đi nào dù là nhỏ nhất hay không. Nếu có thì nên cố gắng chạy xuống, vượt qua đám cháy dù bị bỏng nhưng ít nhất vẫn có cơ hội sống sót. (Chúng ta có thể dùng giải pháp làm ướt chăn bông rồi trùm kín người và chạy thật nhanh để hạn chế bỏng.)
Hoả hoạn
Cần thiết kế lối thoát cho ngôi nhà phòng khi có hoả hoạn

Ngoài ra, đối với những nhà ống chỉ có 1 lối thoát nạn thì việc lắp thêm chuồng cọp ở tầng tum chẳng khác gì án tử. Bình thường, người dân đều nghĩ việc lắp chuồng cọp ở tầng tum sẽ giúp tránh được trộm cắp nhưng nếu có hỏa hoạn, cháy nhà thì sao?

Không có cách nào để thoát ra ngoài hết. Bởi vậy, các gia đình nên bố trí một lối thoát hiểm. Nếu đằng sau bị chặn thì phải có lối thoát hiểm ở 2 bên hông nhà, nếu cả 3 bên bị chặn thì phải có lối thoát hiểm trên tầng thượng.

Để cháy nổ không xảy ra, các gia đình nên làm gì?

Để hạn chế tối đa tình trạng cháy nhà, hoả hoạn xảy ra, các gia đình nên:

  • Khi đi ngủ hoặc không dùng đến thì nên ngắt thiết bị điện, thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị điện để kịp thời phát hiện sự cố.
  • Nên lắp thiết bị báo cháy loại không dây (khoảng 1 triệu/chiếc).
  • Trong nhà luôn phải có sẵn những dụng cụ như mặt nạ chống độc, bình chữa cháy.
  • Với những hộ kinh doanh, nên để hàng hóa tránh xa thiết bị điện, bếp núc hay những nơi dễ xảy ra cháy nổ.
Cháy nhà
Hậu quả của việc cháy nhà rất lớn, vậy nên hãy rút ra bài học kinh nghiệm “xương máu” này cho mình

Cháy nhà, hoả hoạn đều là sự cố không mong muốn. Nhưng chúng ta nhất định phải rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để phòng tránh. Vừa để bảo vệ người thân, bảo vệ tài sản mà quan trọng là để bảo vệ mạng sống cho chính mình.

5/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: