Bạn có thực sự hiểu về ngành Công nghệ tài chính ?

Nếu bạn đang là một học sinh đang mơ hồ trong việc chọn ngành của mình bạn có thể tham khảo qua một ngành cực kì mới hiện nay đó là công nghệ tài chính (Fintech) có rất nhiều trường đại học hiện nay đã đưa Công nghệ tài chính vào để giảng dạy.

Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ngành công nghệ tài chính để chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về lĩnh vực mới nổi này.

Công nghệ tài chính là gì ?

Công nghệ tài chính hay được gọi là Fintech có nghĩa là kết hợp giữa hai từ tài chính và công nghệ, thuật ngữ này đề cập tới việc các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ cao để có thể nâng cao cải thiện tự động hóa các quy trình trong lĩnh vực tài chính.

Ngành công nghệ tài chính đang phát triển cực kì nhanh vì nó có thể phục vụ hiệu quả lợi ích của người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp từ tiền điện tử , bảo hiểm và các ứng dụng đầu tư mới nổi,… tất cả nằm trong ngành công nghệ tài chính.

Sự phát triển của ngành công nghệ tài chính.

Ngành công nghiệp FinTech hiện đang phát triển cực kì nhanh và các khoản đầu tư hiện nay được đổ vào các công ty khởi nghiệp và đạt được mức doanh thu cực kì cao trong các năm gần đây và được coi là một ngành cực kì tiềm năng và sẽ ngày càng được mở rộng ra trong nhiều năm tới.

Một yếu tố khác giúp ngành công nghệ tài chính ngày càng phát triển đó chính là việc các ngân hàng truyền thống ủng hộ và áp dụng các công nghệ, tích cực đầu tư mua và hợp tác nhiều hơn với các công ty về công nghệ tài chính.

Các hoạt động của ngành công nghệ tài chính.

Trong lĩnh vực công nghệ tài chính có các dịch vụ và sản phẩm khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của các tổ chức công ty, chúng ta có thể nói đến một số tiến bộ như sử dụng các thuật toán máy móc,chuỗi khối để có thể làm mọi thứ xử lý rủi ro tín dụng và điều khiển các quỹ của công ty.

Công nghệ tài chính ngày càng phát triển thì mối nguy hại an toàn về thông tin an ninh mạng ngày càng tăng cao, hiện nay các công ty công nghệ tài chính phát triển cực kì nhanh và ồ ạt chính vì vậy các lỗ hổng bảo mật ngày càng lộ ra và khiến nó trở thành mục tiêu các các cuộc tấn công an ninh mạng.

Chính vì vậy các công nghệ ngày càng phải tiếp tục phát triển nhanh hơn mạnh hơn để có thể giảm thiểu đi các mối đe dọa an ninh mạng và giúp ngành công nghệ tài chính phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường trong sạch hơn.

Các loại công ty FinTech.

  • Ngân hàng tiêu dùng và đầu tư.
  • Thanh toán di động.
  • Kĩ thuật bảo hiểm.
  • Cho vay và thuê dịch vụ kĩ thuật số.
  • Ứng dụng quản lý ngân sách.

Công nghệ tài chính tiền điện tử.

Chúng ta cần biết rằng tiền điện tử và blockchain kết nối và giao nhau với công nghệ tài chính theo rất nhiều cách khác nhau,trên nền tảng tiền điện tử xuất hiện trong những năm gần đây và giúp người dùng giao dịch các loại tiền điện tử khác nhau và tử đó họ tận dụng được lợi thế từ các sàn giao dịch phi tâp trung.

Các công ty công nghệ tài chính sử dụng blockchain để có thể thanh toán xử lý tiền và chuyển tiền để đảm bảo được tính an toàn chúng ta có thể nói đến các công ty fintech tiền điện tử như Coinbase, SALT..

Mobile Banking.

Chúng ta không quá xa lạ với ngân hàng di động tất cả mọi người trong chúng ta đề sử hữu một ngân hàng di động riêng, trong thế thới tài chính cá nhân hiện nay nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày càng cao và cần truy cập và ngân hàng của họ và thao tác trên thiết bị di động.

Hiện nay các ngân hàng lớn đã có các phần mềm riêng để truy cập thông tin tài chính của người dùng, ngoài ra một số ngân hàng còn cho phép các ứng dụng của phần mềm thứ ba để có thể truy cập thông tin tài chính của người dùng chúng ta gọi đó là ngân hàng mở.

Bảo hiểm công nghệ tài chính.

Bảo hiểm là lĩnh vực áp dụng công nghệ khá là chậm với tốc độ áp dụng các kĩ thuật công nghệ không cao, chính vì vậy hiện nay rất nhiều công ty về công nghệ tài chính đang tiến hành mở rộng và hợp tác với các công ty bảo hiểm truyền thống để có thể giúp tự động hóa quy trình và mở rộng phạm vi bảo hiểm.

Từ các bảo hiểm thông dụng như y tế, di động,.. đều đang được áp dụng công nghệ vào để tối ưu hóa quy trình và giúp đỡ cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

xem thêm:

Những điều thú vị bạn cần biết về mạng 6G

Những điều bạn cần biết về mạng máy tính

5/5 (3 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: