Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Ông cha ta ngày trước thường “trông trời, trông đất, trông mây” để dự báo thời tiết. Và với những thứ “trên trời” thì Mặt Trăng và Mặt Trời rõ ràng là hai đối tượng dễ “trông” nhất. Có hai hiện tượng phổ biến liên quan đến Mặt Trăng, được ông cha ta đúc kết vào câu tục ngữ: “Trăng quầng thì cạn (hạn), trăng tán thì mưa”, hay một phiên bản khác là “quầng cạn, tán mưa”, và dùng chúng như một công cụ dự báo thời tiết.

“Trăng quầng” là gì? “Trăng tán” là gì?

Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Trong tiếng Anh có hai hiện tượng tương ứng được gọi là Corona và Halo. Vấn đề của chúng ta ở đây là Quầng với Tán: Cái nào là Corona, cái nào là Halo? Câu trả lời như hình bên dưới.

Trăng tán (Lunar Halo)

Là Mặt Trăng xuất hiện cùng với một vòng hào quang nằm tách biệt rộng lan ra bên ngoài. Khoảng giữa từ vòng hào quang này đến Mặt Trăng thường là vùng trống và có màu tối đen như màu nền trời. Vòng hào quang này theo định nghĩa sẽ được giải thích bên dưới là hào quang 22 độ (bán kính 22 độ).

Trăng tán còn được gọi là Nguyệt Quang. Nếu tán này xuất hiện quanh Mặt Trời thì gọi là Nhật Quang. (Lưu ý chữ “tán” có nghĩa là chiếc ô lớn hình tròn, chứ không phải là tán xạ hay tán sắc).

Trăng quầng (Lunar Corona)

Là Mặt Trăng xuất hiện cùng với một quầng sáng Quang hoa (corona) nhiều màu sắc gần giống cầu vồng bao sát xung quanh. Quang hoa này thường có kích thước không quá 15 độ bán kính.

Trăng quầng còn được gọi là Nguyệt Hoa. Nếu quang hoa xuất hiện quanh Mặt Trời thì được gọi là Nhật Hoa (hiện tượng quang học này khác với một Nhật Hoa khác của Mặt Trời xuất hiện khi có nhật thực toàn phần).

Định nghĩa

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1988, 2003) định nghĩa:

  • Quầng: vầng sáng tròn, nhiều màu sắc bao quanh các nguồn sáng, sinh ra do ánh sáng nhiễu xạ trên các hạt nhỏ cùng kích thước.
  • Tán: vòng sáng mờ nhạt nhiều màu sắc bao quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng do sự khúc xạ và phản chiếu ánh sáng qua màn mây.

Như vậy thì cả hai hiện tượng Quầng và Tán đều tạo thành các vòng sáng bao quanh một nguồn sáng, chúng khác nhau ở cơ chế hình thành: Một bên là nhiễu xạ bởi hạt nhỏ cùng kích thước, và một bên là khúc xạ ánh sáng.

Trong thiên văn học phương tây cũng có nói đến hai hiện tượng của Mặt Trăng: corona và halo, theo từ điển Oxford tiếng Anh thì được định nghĩa như sau:

  • corona là một vòng nhỏ của ánh sáng nhìn thấy xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng, do sự nhiễu xạ gây ra bởi các giọt nước.
  • halo là một vòng tròn của ánh sáng trắng hoặc nhiều màu xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng hay những vật thể sáng khác, gây ra bởi sự khúc xạ do các tinh thể băng trong bầu khí quyển.

Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Đi sâu vào thuật ngữ khoa học, Atmospheric Optics mô tả hai hiện tượng này như sau:

  • Corona là một hiện tượng quang học được tạo ra bởi sự nhiễu xạ ánh sáng của Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao sáng… bởi sự hiện diện của các giọt nhỏ trong mây hoặc đôi khi là các tinh thể băng nhỏ. Trong tiếng Việt có thể gọi tên là Quang Hoa. Các quang hoa này có thể mở rộng đến 15º và thường bị “co dãn” khi các đám mây di chuyển qua. Một quang hoa được sinh ra khi mỗi tia sáng chạm vào mắt đã bị tán xạ bởi một giọt nhỏ.
  • Halo cũng là một hiện tượng quang học hiện diện ở nhiều dạng khác nhau, từ những hình dáng quen thuộc như một vòng sáng quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng, cho đến những sự kiện quý hiếm khi mà cả bầu trời đan lên những vòng cung phức tạp. Chúng được hình thành do sự khúc xạ và phản xạ ánh sáng bởi các tinh thể băng nhỏ xíu trong bầu khí quyển, chủ yếu là ở các đám mây ti và mây ti tầng. Trong tiếng Việt có thể gọi tên là Hào quang, phổ biến nhất là hào quang 22º, là một vòng sáng với bán kính 22º quanh Mặt Trăng hay Mặt Trời.

Như vậy qua sự đối chiếu giữa các định nghĩa, có thể tạm thời kết luận như sau:

  • Halo (22º halo) = Tán
  • Corona = Quầng

Quầng và tán trong văn hoá dân gian Việt Nam

Trong dân gian Việt Nam cũng có nhiều câu tục ngữ hay ca dao với chủ đề tương tự. Chúng ta hãy tham khảo tục ngữ của các cộng đồng dân tộc thiểu số:

  1. Trăng có quầng đen như sắt là sắp có mưa lũ, trăng có quầng vàng như đồng là hạn lâu. (Tày)
  2. Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa. (Thái)
  3. Mặt trăng đội nón đất khô, mặt trăng căng ô đất sụt. (Giáy)

Nhìn vào hình bên trên và đối chiếu với 3 câu tục ngữ thì có thể thấy dân tộc Tày (1) và Thái (2) gọi trăng tán là có quầng đen hay đội nón sắt (cũng đen), còn trăng quầng là có màu vàng đồng.

Đối với dân tộc Giáy (3) thì cách ví von khá thú vị: Nón đất – căng ô. Nón đất ở đây sẽ là quầng, còn căng ô sẽ là tán. Mình sẽ đi sâu hơn ở phần ngôn ngữ học ngay sau đây.

Cơ sở khoa học của quầng và tán trong dự báo thời tiết

Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Hình vẽ mô tả sự hình thành của mây Ti tầng Cirrostratus(Cs),nguyên nhân làm xuất hiện Tán Trăng, khi có một frông ấm đang đến gần.

Tuy là các dự báo dân gian theo cách rất thô sơ, nhưng đây là sự đúc kết kinh nghiệm qua rất nhiều lần quan sát và qua một thời gian dài của mọi người, và thực tế không phải là không có cơ sở khoa học.

Các tán hào quang (Halo) xuất hiện khi có sự hiện diện của các tinh thể băng giá ở trong các đám mây ti tầng Cirrostratus (ký hiệu Cs), hình thành khi đang có một khối không khí ấm nóng đang đến. Khối không khí này sẽ tạo nên Frông ấm kéo theo một khối áp suất thấp từ từ di chuyển. Luồng khí nóng sẽ tràn qua phía trên khối không khí lạnh hơn bên dưới, và tạo thành các đám mây ti tầng. Theo sau một frông ấm là một khu vực ấm nóng mà các khối không khí trong đó thường là ấm và ẩm, đây là nơi mà các cơn bão mạnh có thể hình thành.

Trong khi đó các quầng quang hoa (corona) thường xuất hiện khi có các đám mây Cao tích Altocumulus đi qua. Mây Cao tích (ký hiệu Ac) thường hình thành trong điều kiện khí quyển ổn định. Do đó quầng trăng có thể xảy ra trong 1 chu kì thời tiết ít biến đổi có thể là trong một chu kì hạn ít mưa.

Đối chiếu lại với câu tục ngữ “Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa” cho thấy rõ ràng là hợp lý.

 

Xem thêm:

Nhìn lại 10 cơn bão siêu to khổng lồ trong lịch sử nhân loại

Tại sao sau cơn mưa lại có cầu vồng?

5/5 (11 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: