Làm gì khi ô tô bị ngập nước? Ô tô ngập nước sẽ bị hư hỏng gì?

Ô tô bị ngập nước sẽ bị hư hỏng gì? và Làm gì khi ô tô bị ngập nước? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Làm gì khi xe bị ngập nước
Làm gì khi xe bị ngập nước

Ô tô ngập nước sẽ bị hư hỏng gì?

a. Thủy kích – Nổi kinh hoàng của xe ngập nước

Thủy kích luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của hầu hết các tài xế sau khi di chuyển qua những vùng ngập nước, đặc biệt những vùng có mức ngập đến quá tâm bánh xe. Để các bạn rõ hơn thì:
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động, khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy.

Gãy tay biên do cố gắng nhấn ga khi bị thủy kích
Gãy tay biên do cố gắng nhấn ga khi xe bị thủy kích

Lúc này, nếu lái xe cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để tiếp tục thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Hậu quả nhẹ thì tay biên sẽ bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ.

Lái xe qua vùng ngập nước dễ mất tiền
Lái xe qua vùng ngập nước dễ mất tiền

So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích.
Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.

b. Hư hỏng hệ thống nhiên liệu

Theo các chuyên gia cơ khí, việc nước mưa lọt vào hệ thống nhiên liệu là do bạn nạp nhiên liệu khi thời tiết đang mưa hoặc hệ thống nhiên liệu không được nắp chặt dẫn đến việc nước mưa theo vào đường dẫn. Ngoài ra, khi đi vào đoạn đường ngập nước quá cao cũng khiến tình trạng này xảy ra.

Xe hơi bị ngập nước
Xe hơi bị ngập nước

Khi bị lọt nước vào bình nhiên liệu, ô tô có thể xuất hiện hiện tượng như máy rung giật mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy, lúc này không nên cố nổ máy lại mà liên lạc với các trung tâm chăm sóc xe để đưa xe về kiểm tra.

c. Hư hỏng hệ thống điện

Đây cũng là hệ thống hư hỏng thường xuyên nhất khi xe ô tô bị ngập nước, có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, rất nguy hiểm. Khi hệ thống điện gặp vấn đề có thể dẫn đến việc đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí,… không thể hoạt động được.

Hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe, ở khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập và cháy khi còn đọng nước bên trong. Các rắc nối cần được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc. Cánh cửa xe bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong, ảnh hưởng đến hoạt động của các loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh phục hồi nội thất xe cũng không thể bỏ qua khu vực này.

Hư hỏng hệ thống điện
Hư hỏng hệ thống điện

Đối với hệ thống điện, đặc biệt là xe cao cấp, có thể liệt kê ra hàng trăm hệ thống và cơ cấu bên trong khoang nằm ở vị trí ngang sườn xe trở xuống. Đó là ECU, hệ thống âm thanh ở các cánh cửa, hệ thống điều khiển túi khí, hệ thống điện, cơ cấu điều khiển hộp số, hệ thống điều khiển đa năng thông minh, hệ thống điều khiển ghế… và hàng chục công tắc điều khiển các loại.

Làm gì khi xe ô tô bị ngập nước?

Ngay khi phát hiện xe ô tô ngập nước và đã bị tắt máy, hãy làm theo các chỉ dẫn sau đây để tránh gây thêm hỏng hóc và thiệt hại nặng nề

  • Tuyệt đối không khởi động lại xe khi đã chết máy

Khi nước đã lọt vào động cơ, khởi động lại xe sẽ chỉ khiến việc hư hỏng trầm trọng thêm, thậm chí dẫn đến hiện tượng thủy kích. Bởi vậy, cách duy nhất tài xế cần làm lúc này là tắt máy, đẩy xe lên chỗ cao hoặc tìm cách nâng gầm xe và chờ cứu hộ đến đưa xe về xưởng sửa chữa.

  • Khẩn trương tháo cực âm của ắc quy

Đây được coi là giải pháp tình thế để hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, cũng góp phần tránh hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU, hoặc hộp máy tính khỏi bị hư hỏng.

  • Kiểm tra que thăm dầu để xác định mức độ ngập

Tài xế nên kiểm tra que thăm dầu xem có dấu hiệu của nước lọt vào hệ thống bôi trơi không. Nếu có, khả năng rất cao là động cơ cũng đã bị ngập nước. Và nếu xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thăm, bạn phải thay dầu và lọc dầu.

  • Xác định mực nước và lưu lại mức độ tổn thất

Nếu bạn thấy nước chỉ ngập dưới trục bánh xe thì có thể yên tâm 90% là an toàn. Ngược lại, với mức độ ngập cao hơn bạn phải xác định mực nước. Truy tìm dấu vết nước sẽ dễ dàng với nguồn nước bẩn, nhưng với nước sạch sẽ rất khó để xác định.

Bởi vậy, tài xế hãy lần theo dấu vết từ bên trong cửa xe và đèn hậu, sự ẩm ướt ở thảm xe và nội thất. Đặc biệt, hãy lưu hồ sơ mọi tổn thất và mức độ xe bị ngập nước sẽ có ích cho việc làm bảo hiểm và sửa chữa xe khi đến xưởng.

  • Nhanh chóng làm khô nội thất xe

Nếu bạn đã đưa được xe ra khỏi khu vực ngập nước nhưng cứu hộ chưa đến. Hãy nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Sử dụng các dụng cụ có sẵn để thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa xe về garage. Bởi, hệ nội thất xe có ghế da, đệm mút, sàn nỉ, nếu không được xử lý nhanh, sức phá hủy của nước sẽ rất lớn. đối với các xe có nội thất bằng nỉ và da thì nước là kẻ thù vô cùng nguy hiểm. Nước có thể ngấm và làm nứt, hỏng các bề mặt da một cách nhanh chóng. Nỉ và mút cần được giặt sạch bằng các loại hóa chất không có hoặc tỉ lệ chất tẩy cực thấp để không ảnh hưởng đến màu sắc.

  • Đưa xe đến garage xe  chuyên nghiệp

Công việc xử lý cuối nên dành cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo xe của bạn được “thăm khám” và bảo dưỡng chuẩn nhất. Lưu ý, có bảo hiểm xe sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Bảo hiểm có thể đền bù cho tất cả các hạng mục từ 50-100% tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.

Chú ý: Đối với các trường hợp khi xe đã bị ngập nước, chết máy nhưng khách hàng cố gắng nổ máy xe gây nên hiện tượng thủy kích, làm trầm trọng hơn tình trạng hư hỏng của chiếc xe thì các công ty bảo hiểm có quyền miễn trừ bồi thường. Chính vì thế đã có không ít trường hợp rắc rối xung quanh việc bồi thường về vấn đề thủy kích giữa khách hàng và các công ty bảo hiểm.

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập:

Làm gì khi xe bị ngập nước 2
Làm gì khi xe bị ngập nước 2
  • – Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.
  • – Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
  • – Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.
  • – Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.
  • – Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
  • – Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.
  • – Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).
  • – Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, nên mở cửa sổ để ra vào xe.
  • – Nếu có điều kiện, bạn hãy sử dụng các loại xe gầm cao khi đi qua vùng ngập nước để giảm thiểu những nguy cơ kể trên.

Nguồn: Tổng hợp

5/5 (12 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: