Làm thế nào để vực dậy bản thân khi bị xuống tinh thần?

Xuống tinh thần, nhiệt huyết đi xuống, năng lượng cạn kiệt là điều rất đáng sợ nhất là với những người đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Câu hỏi thường đặt ra “Làm cách nào để lúc nào cũng thấy tràn trề năng lượng trong cuộc sống?” một câu hỏi đầy căng thẳng và áp lực vô cùng!

Dù có xảy ra chuyện tốt xấu gì, cuộc đời có xoay vần như thế nào, mọi chuyện có thể sẽ rất tệ hại xảy ra đi chăng nữa thì sau đó chúng ta vẫn cứ phải sống. Lúc bình thường muốn giữ cho năng lượng được ổn định và tích cực đã khó rồi, giờ lại trãi qua những thất bại, những đổ vỡ và phải lấy lại nhiệt huyết, giử vững tinh thần lại càng khó khăn vô bờ hơn.
Ai sống ở đời cũng có lúc sẽ rơi vào trạng thái bị mất tinh thần, bị dao động mảnh liệt sau khi gặp thất bại trong kinh doanh làm ăn cũng như trong giao tiếp hàng ngày.
Thật ra không có bí quyết “thần thánh”, “màu nhiệm” gì cả. Đó là những bài tập rất nhỏ và đơn giản với mục đích biến khu vườn tâm trí của mình thêm giàu có và xinh đẹp. Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào, tất cả đều xuất phát từ nguồn gốc là tâm trí của mình và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ nhỏ nào đó. Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ chúng chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc.

Làm thế nào để vực dậy bản thân khi bị xuống tinh thần?

Để giải thoát mình khỏi tình trạng bết bát và mệt mỏi đó, cần nên thực hiện những bài tập nhỏ sau:

1/ Hít thở sâu đều đặn

Làm thế nào để vực dậy bản thân khi bị xuống tinh thần?

Bạn có thể chọn một nơi yên tĩnh để thả lỏng cơ thể, tâm trí thật thoải mái và cho phép bản thân tưởng tượng về bức tranh thanh bình như cảnh đồng quê bãi biễn hay bất cứ hình ảnh nào làm bạn thấy hạnh phúc.
Tiếp đến, hãy thở thật đều, thật chậm, thật sâu. Không nhất thiết bạn phải là một chuyên gia về thiền định thì mới có thể thực hiện bài tập này. Chỉ cần dành ra 5 đến 10 phút tĩnh lặng, và hít thở thật sâu, việc đơn giản này sẽ làm xoa dịu tâm trí và truyền năng lượng cho bạn tiếp tục công việc ngay cả khi cơn stress đang tăng cao.

2/ Luôn tỉnh táo và kiểm soát suy nghĩ

Hãy luyện tập cho bản thân thói quen lựa chọn suy nghĩ. Đơn giản lắm hãy dành ra 5 phút mỗi ngày để chắc chắn rằng suy nghĩ của bạn đã và đang đi theo chiều hướng tích cực nhất.

3/ Luyện tập lòng biết ơn

Dù có bận rộn đến đâu, hãy dành ra một chút thời gian để viết ra 5 điều bạn thật sự biết ơn mỗi ngày. Tất cá những gì bản cảm thấy trân quý đều nên ghi lại một cách cẩn thận nắn nót. Nó sẽ khiến cuộc sống của bạn luôn ngập tràn niềm vui, giúp cho bạn tốt lên từng ngày. Bạn hãy viết những điều khác nhau và đến cuối tuần, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ và hiểu quả thiết thực mà hành động nhỏ này đem lại.

Làm thế nào để vực dậy bản thân khi bị xuống tinh thần?

4/ Có mục tiêu cụ thể trong ngày và luôn bám sát theo nó

Đừng ngủ khi cuối ngày bạn chưa có mục tiêu cho ngày hôm sau nhé. Bạn muốn thực hiện những điều gì và theo cách như thế nào? Hãy tự vấn bản thân rằng bạn sẽ cảm thấy như thế nào sau khi những việc đó được hoàn thành. Bạn cảm thấy sao về những mối giao tiếp chung quanh mình, ngày hôm nay bạn có thể làm gì để cải thiện chúng tốt hơn ngày hôm qua? Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi như vậy. “Ngày hôm nay mình nên làm gì để cảm thấy thoải mái hơn và trở thành một người hữu ích hơn cho gia đình và xã hội”.

5/ “Miễn dịch” hoàn toàn với thông tin tiêu cực

Cẩn thận khi đọc báo hay xem YouTube nhé. Hãy tránh xa luồng thông tin tiêu cực, giật tít kiểu “cướp, hiếp, giết”. Thay vào đó hãy nghe bài hát mà bạn yêu thích, hay một bài giảng bạn đã thu âm ở trên lớp mà chưa có dịp nghe lại, theo dõi trang cá nhân của những người thành công. Thực hành bài này khoảng một tuần thôi, bạn sẽ cảm thấy một ngày học tập và làm việc được khởi đầu một cách thoải mái và tràn đầy năng lượng.

Làm thế nào để vực dậy bản thân khi bị xuống tinh thần?

Bạn thân mến, đừng để những trải nghiệm trong quá khứ, hay ở hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của bạn. Sự nghiệp của bạn còn dài, hiện nó chỉ là bắt đầu thôi. Hãy chăm sóc tâm trí bạn thật tốt. Dù sống ở đâu, sử dụng ngôn ngữ nào thì mỗi chúng ta vẫn sẽ là bạn hoặc là thù của chính ta. Bạn có quyền chọn lựa: trở thành người bạn tốt nhất hay là kẻ thù xấu xa nhất của chính mình.

 

Xem thêm:

Mẹo tán gái chuẩn như sách giáo khoa

Trước khi kết hôn hãy trả lời cho bản thân mình những câu hỏi sau đây?

5/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: