Màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào?

Cách đây khoảng hơn 10 năm sự xuất hiện của những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đã làm chúng ta kinh ngạc và thích thú. Cứ như Tôn Ngộ Không có ngoài đời thật vậy. Nếu bạn nào còn nhớ thì những chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên xuất hiện đa số là máy tàu – loại máy có cây bút kèm theo. Nhưng cái công nghệ cảm ứng thân thánh lúc đó thực ra là loại lạc hậu nhất của họ nhà cảm ứng. Nếu xem phim Mỹ các bạn sẽ thấy những công nghệ đỉnh hơn vạn lần. Chỉ cần dùng 2 ngón tay vuốt nhẹ là có thể zoom ảnh to đến nỗi xem rõ từng cái chân lông.

Lúc đó mình nghĩ đời mình mà có một chiếc như vậy thì ngầu phải biết. Không ngờ thế giới phát triển quá nhanh. Mới ngày nào còn ước mà giờ đây mình đã sở hữu không thiếu thứ gì trong tay. Từ điện thoại cảm ứng siêu nhẹ của tàu cho đến máy tính bảng surface của microsof. Công nghệ cảm ứng thì nhạy khỏi bàn luôn. Thậm chí còn có cả vân tay trên màn hình khóa.

Thế nhưng có bao giờ bạn tò mò làm thế nào mà cái điện thoại nó biết mình chạm vào chỗ nào, sờ vào chỗ nào trên người nó để nó hiểu được và thực hiện đúng mệnh lệnh bạn đưa ra. Nếu quan tâm thì ngay bây giờ Biết Tuốt sẽ giải thích cho các bạn rất là dễ hiểu thôi.

Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng

Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng
Nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng

Một chiếc điện thoại cảm ứng có rất nhiều bộ phận. Tuy nhiên khi tìm hiểu về cảm ứng thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến 2 bộ phận chính vừa là quan trọng nhất vừa nhưng cũng là cơ bản nhất đó là màn hình hiển thị và tấm cảm ứng. Tấm cảm ứng sẽ được gắn ngay lên màn hình để người dùng tưởng tượng mình đang chạm vào màn hình nhưng thực ra là chạm vào lớp cảm ứng siêu mỏng và trong suốt.

Để điện thoại có thể cảm ứng được nó cần giải quyết được 2 vấn đề:

Thống nhất cảm ứng và màn hình

Thống nhất cảm ứng

Khi người dùng bấm vào một chỗ trên tấm cảm ứng thì điện thoại phải biết ý người dùng là muốn chạm vào thông tin nào. Ví dụ trên màn hình có 3 chữ A, B, C. Khi người dùng muốn chạm vào chữ B thì cảm ứng phải nhận lệnh đúng là chữ B chứ không phải là chữ A hay C. Và để làm như vậy thì nếu màn hình đưuọc chia thành 1000 ô vuông nhỏ đánh số từ 1 đến 1000 và sắp xếp theo thứ tự chuẩn thì cái cảm ứng cũng phải có 1000 ô sắp xếp theo thứ tự như vậy. Từ đó người dùng chạm vào chỗ nào trên màn cảm ứng thì điện thoại sẽ hiểu ngay à cái thằng đó nó muốn chạm vào chỗ này trên màn hình.

Tấm cảm ứng hiểu được tương tác của người dùng

Thực ra có rất nhiều công nghệ cảm ứng khác nhau. Mỗi công nghệ thì lại có nguyên tắc hoạt động khác nhau. Nhưng nó cũng không khó hiểu lắm. Ngay bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về công nghệ cảm ứng.

Tìm hiểu về công nghệ cảm ứng

Công nghệ cảm ứng điện trở

Với công nghệ này tấm cảm ứng bao gồm 3 lớp chính: 2 lớp chứa dây điện và 1 lớp ở giữa để ngăn cách 2 lớp kia. Dây điện ở 2 lớp ngoài thì rất nhỏ mắt người không nhìn thấy được. Nên chúng ta cảm giác tấm cảm ứng là trogn suốt. Con lớp ở giữa thì được cấu tạo đàn hồi như cao su và cũng trong suốt.

Công nghệ cảm ứng điện trở

Về nguyên lý hoạt động thì khi tay ta nhấn mạnh vào tấm cảm ứng lực sẽ ép lớp giữa xẹp lại làm 2 lớp ngoài chạm vào nhau. Khi đó thì các dây điện cũng chạm nhau làm mạch được nối. Nhờ việc phân tích dây nào chạm dây nào điện thoại sẽ biết vị trí chập điện chính là vị trí tay người chạm vào. Nhờ vậy nó sẽ hiểu được người muốn chọn cái gì trên màn hình hiển thị. Chữ A hay là chữ B.

Công nghệ cảm ứng điện trở thì khá lỗi thời trên điện thoại. Vì cảm ứng phải dùng lực mạnh nên không nhạy lắm. Đồng thời do cấu tạo của 3 lớp nên tấm cảm ứng sẽ khá dày làm giảm độ sáng trên màn hình. Nhưng đổi lại thì nó rất bền và chịu được môi trường khắc nghiệt. Những loại cảm ứng này vẫn phổ biến ở các thiết bị công cộng như cây ATM. Có thể các bạn thấy màn hình ở cây ATM cực kỳ mờ và khó nhìn thấy khi trời sáng

Cảm ứng điện dung

Cảm ứng điện dung

Công nghệ này thì cũng có các sợi dây điện như trên nhưng không khai thác lực của tay người nhấn vào mà khai thác khả năng dẫn điện của tay. Khi tay người chạm vào do tay dẫn điện nên sẽ làm thay đổi dòng điện trong mạch. Bộ phận phân tích sẽ biết ngay tay ta chạm vào đâu và hiểu được ý muốn của chúng ta. Như vậy các bạn sẽ thấy loại cảm ứng này nhạy hơn nhưng sẽ không hoạt động được khi ta đeo găng tay vì găng tay không dẫn điện. Và nếu chúng ta dùng que kim loại chọc vào màn hình thì nó cũng cảm ứng được vì kim loại dẫn điện.

Các loại công nghệ cảm ứng khác

Các loại công nghệ cảm ứng khác

 

Cảm ứng hồng ngoại

Tức là tạo ra một mạng lưới hồng ngoại tương tự mạng lưới dây điện như trên. Khi chạm vào màn hình ta sẽ che một phần tia hồng ngoại. Việc 1 số tia bị che cũng giúp điện thoại hiểu được vị trí chúng ta chạm.

Cảm ứng bằng siêu âm

Thay vì sử dụng hồng ngoại thì bây giờ lại phát ra sóng siêu âm và phân tích sóng phản hồi để biết vị trí của ngón tay. Thậm chí có thể cảm ứng mà không cần chạm vào màn hình. Và còn rất nhiều công nghệ hiện đại khác nữa trong tương lai.

Như vậy qua bài viết này chúng ta có thể hiểu được cách mà màn hình cảm ứng hoạt động

Xem thêm:

Tại sao máy tính lên nguồn nhưng không lên màn hình?

Những điều cần lưu ý khi mua laptop mới

5/5 (5 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: