Ấm siêu tốc có lẽ là vật dụng đã quá quen thuộc với mỗi gia đình, ai cũng biết nó có khả năng đun sôi nước với tốc độ siêu phàm, nhưng có khi nào bạn thắc mắc rằng ấm siêu tốc có cấu tạo thế nào? hoạt động ra sao không? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cấu tạo của ấm siêu tốc
Nhìn bề ngoài thì ấm siêu tốc có cấu tạo khá đơn giản, tuy nhiên thực tế nó bắt buộc phải có đủ những thành phần sau
1. Phần thân ấm: sử dụng chất liệu nhựa, inox hoặc thủy tinh tùy từng loại, cái này thì chức năng chỉ dùng để chứa nước.
2. Hệ thống rơle: tự động ngắt điện khi nước sôi nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
3. Đế tiếp điện: kết nối nguồn điện với ấm siêu tốc, giúp làm nóng và đun sôi nước.
4. Đèn hiển thị và công tắc: đèn hiển thị sẽ báo sáng khi nhấn công tắc bật ấm điện để người dùng dễ dàng nhận biết. Khi nước sôi, công tắc và đèn sẽ tự động tắt.
5. Dây nguồn: kết nối nguồn điện với đế tiếp điện cho ấm.
6. Nắp ấm: thường làm bằng chất liệu nhựa cao cấp giúp cách điện và cách nhiệt tối ưu.
Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc
Khi bạn cắm dây nguồn nhận điện vào ổ cắm điện, một dòng điện lớn sẽ chảy vào bộ phận điện trở. Nguồn điện vào điện trở của ấm đun sẽ biến năng lượng điện thành nhiệt, đun nước trong ấm sôi lên nhanh chóng. Sau khi nước đạt tới do sôi mà thiệt bị rờ le nhiệt của ấm hoạt động thì ấm sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ ấm.
Thời gian đun sôi nước sẽ tùy thuộc vào lượng nước bên trong ấm và công suất hoạt động của ấm. Thời gian trung bình là khoảng 3 đến 5 phút. Tới khi nhiệt độ trong nước đạt đến một độ sôi cần thiết thì hơi nước sẽ đi qua ống dẫn và thổi hơi nóng vào thanh nhiệt, lúc này thanh nhiệt cong lên và tác dụng vào công tắc thì nguồn điện sẽ bị ngắt. cụ thể hơn: Rơ le nhiệt của ấm siêu tốc được sử dụng là một thiết bị rơ le cơ học có tên gọi là rơ le nhiệt lưỡng kim loại. Đây là loại rơ le nhiệt với cấu tạo là phiến kim loại kép khác nhau (dải lưỡng kim), với nhiệt độ giãn nở khác nhau. Khi gặp nhiệt độ trong ấm đun tăng, rơ le nhiệt lưỡng kim loại sẽ bị cong về một phía để ngắt mạch thiết bị.
Khi công tắc điện đã bị ngắt, tức là lúc này nước vừa mới sôi lên. Vì thế, trong khoảng 20-30 giây chúng ta không thể nào bật lại ấm được do thanh nhiệt vẫn còn đang nóng và chưa trở về lại trạng thái ban đầu.
Đó là tất cả những gì ấm siêu tốc đã làm để bạn có được ấm nước pha trà, pha sữa hoặc lấy nước tắm. Cũng phải chân thành cảm ơn đến ông nào đó đã phát minh ra chiếc ấm siêu tốc giúp cuộc sống chúng ta tiện lợi hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Tại sao máy bay lại bay được? Nguyên lý hoạt động của máy bay