Quản lý mạng có nghĩa là gì?

Trong thời kì số hóa đang phát triển đối với môi trường kinh doanh mạng kĩ thuật số là một điều thật sự quan trọng và được coi là trái tim dẫn tới sự thành công của một doanh nghiệp.

Từ quy mô cho tới mọi thứ đều dựa vào nền tảng mạng cung cấp và lưu trữ cho họ mọi thứ chính vì vậy để có thể duy trì doanh nghiệp của bạn có tính cạnh tranh và phát triển tốt bạn cần phải quản lý nền tảng mạng thật tốt và hiệu quả.

Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn biết quản lý mạng là gì và tầm quan trọng cũng như cách quản lý mạng làm sao cho hiệu quả nhất có thể.

Quản lý mạng là gì?

Chúng ta có thể hiểu quản lý mạng có nghĩa là quá trình duy trì bảo mật cũng như duy trì và tối ưu hóa các dữ liệu của bạn, bảo vệ các tài nguyên trên mạng của bạn.

Quản lý mạng ngày nay bao gồm sử dụng cả phần cứng và phần mềm liên tục thu thập dữ liệu và phân tích để cải thiện để đảm bảo độ an toàn và bảo mật ngoài ra còn cải thiện được hiệu suất mạng.

Quản lý mạng bao gồm những gì ?

Nhắc tới quản lý mạng bạn cần phải biết được quản lý mạng bên trong nó chúng ta cần phải quản lý những gì sữa chữa bảo mật những gì.

1. Quản lý lỗi

Đầu tiên và là yếu tố cơ bản nhất khi bạn nhắc tới quản lý mạng đó chính là bạn cần phải quản lý được lỗi.  Quản lý lỗi đề cập tới việc duy trì cơ sở hạ tầng và bảo vệ hệ thống mạng bới các mối đe dọa từ các tin tặc, quá trình quản lý lỗi bao gồm việc phát hiện ghi lại và sửa chữa các lỗi làm ảnh hưởng tới hệ thống mạng của bạn.

Để có thể quản lý lỗi một cách hiệu quả , điều quan trọng nhất là bạn cần có các giao thức để có thể xác định và tìm ra các sự cố tiềm ẩn và có thể thông báo tới bộ phận xử lý lỗi của bạn và cuối cùng cung cấp thông tin và đưa ra các giải pháp để phòng chống nó.

2. Quản lý cấu hình và bảo trì

Trong hệ thống mạng của các công ty cũng như các doanh nghiệp lớn, bạn sẽ thấy nó bao gồm bộ định tuyến, modem, máy chủ, bộ chuyển mạch…. và các thiết bị khác, việc quản lý mạng không chỉ trên hệ thống phần mềm mà còn phải theo dõi các thay đổi và sự làm mới các cấu hình trực tiếp ở hệ thống các thiết bị có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh khi chúng ta không tập trung vào việc quản lý và bảo trì cấu hình.

Chính vì vậy chúng ta luôn cần phải có một đội ngũ có thể giám sát các hệ thống phần cứng để quản lý và thay đổi nó thủ công cũng như thay đổi trên cả phần mềm để có thể đồng bộ hóa quy trình.

3. Quản lý tài khoản

Quản lý tài khoản giúp bạn có thể theo dõi các bộ phận khác nhau, để có thể kiểm soát theo dõi xem bộ phận nào đang tiêu tốn băng thông và xác định được sự hiệu quả hay kém hiệu quả trong một hệ thống.

Bạn có thể thấy sổ sách kế toán là một điều cần thiết và rất quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào và đó chính là lí do tại sao bạn cần phải theo dõi tài liệu tài khoản sử dụng thông tin để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình.

4. Quản lý hiệu suất

Quản lý hiệu suất có nghĩa là việc đảm bảo cho các hệ thống mạng kinh doanh có thể hoạt động với một hiệu suất tối đa để đạt được hiệu quả tối ưu, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thống kê chất lượng của dịch vụ mạng và các chỉ số hiệu suất khác.

Tất cả thông tin sẽ được đưa vào hệ thống hệ thống này sẽ xác định được thời điểm các mức độ dịch vụ giảm xuống , nếu bạn muốn có thể đảm bảo được việc quản lý hiệu suất chạy một cách hiệu quả nhất bạn cần phải có sự giám sát chặt chẽ.

5. Quản lý an ninh mạng

Yếu tố cuối cùng nhưng cũng là yếu tố quan trọng nhất đó chính là các bạn quản lý an ninh mạng, quản lý an ninh mạng bao gồm việc bảo mật gồm mọi thứ từ xác thực cho tới ủy quyền, quản lý lỗ hổng , tường lửa, kiểm tra phát hiện xâm nhập và quản lý và thông báo trước được các mối đe dọa.

Quản lý an ninh mạng sẽ yêu cầu cần phải phân tích được hệ thống và thông tin đồng thời thu thập dữ liệu liên tục và từ đó các tổ chức doanh nghiệp có thể sử dụng các yếu tố thông tin này để triển khai ra các chính sách bảo mật, việc bạn để hở các lỗ hổng an ninh mạng hoặc bị xâm nhập đó là một điều cực kì tồi tệ và thảm họa đối với các doanh nghiệp cho nên bạn luôn phải đặt vấn đề an ninh mạng lên hàng đầu trong việc quản lý hệ thống mạng của mình.

Lời kết:

Việc quản lý mạng một các hiệu quả và đúng đắn sẽ góp phần đưa công ty cũng như doanh nghiệp tổ chức đoàn thể của bạn ngày càng phát triển và đạt được một quả cao nhưng nó cũng là một sự tiềm ẩn các khó khăn mà bạn gặp phải trong việc quản lý cũng như giữ an toàn cho hệ thống của mình, cho nên việc có các kiến thức về nó là môt điều hết sức quan trọng.

Xem thêm:

Bạn cần biết gì trong nền tảng bảo mật kĩ thuật số

Các công cụ cài đặt sửa chữa mạng bạn nên có

5/5 (3 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: