Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Mặt Trăng cách Trái Đất chúng ta khoảng 384.400 km. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như khoảng cách này đột ngột được rút ngắn xuống còn một nửa?

Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Neil Comins – nhà vật lý học đến từ đại học Maine cho biết tác động nổi tiếng nhất của Mặt Trăng lên Trái Đất đó là thủy triều, mỗi ngày có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống bởi các đại dương bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng.

Nếu Mặt Trăng ở gần Trái Đất hơn với khoảng cách chỉ 1 nửa so với hiện tại thì thủy triều sẽ cao hơn 8 lần, Comins nói. Một số hòn đảo sẽ hoàn toàn bị chìm dưới nước vào ban ngày và những đường bờ biển đông dân cư sẽ không thể sống được nữa do triều cường.

Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Tuy nhiên, lực hút của Mặt Trăng không chỉ tác động đại dương mà còn trên đất liền. Nếu Mặt Trăng ở gần hơn thì hậu quả sẽ giống như việc chúng ta dùng dùi đánh vào cái cồng, Comins nói: “Các làn sóng năng lượng sẽ dội qua hành tinh do lực hút của Mặt Trăng tăng đột ngột.”

Nhà nghiên cứu về lịch sử và xã hội về núi lửa tại đại học Queen – Jazmin Scarlett cho biết: “Lực hấp dẫn đột ngột đó thực sự sẽ tác động đến vỏ Trái Đất, gây ra nhiều trận động đất hơn và có thể khiến nhiều núi lửa phun trào hơn.” Scarlett lấy ví dụ về mặt trăng Io của sao Mộc – nơi có nhiều hoạt động núi lửa nhất trong hệ Mặt Trời. Hoạt động của núi lửa trên mặt trăng Io là hệ quả của việc bị lực hấp dẫn của sao Mộc và 2 mặt trăng khác kéo đẩy qua thời gian.

Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Cùng với sự thay đổi đột ngột của lớp vỏ thì chuyển động quay của Trái Đất cũng chậm lại theo thời gian. Lực hút của Mặt Trăng khi kéo dãn các đại dương tạo ra ma sát giữa nền đại dương và nước, từ đó làm chậm tốc độ quay của Trái Đất. Ngày nay, tốc độ quay của Trái Đất đang chậm dần đi với tỉ lệ khoảng một phần nghìn giây mỗi thế kỷ. Nếu Mặt Trăng chỉ cách Trái Đất một nửa khoảng cách hiện tại thì tốc độ quay sẽ chậm hơn nữa, từ đó kéo dài ngày và đêm.

Nếu chúng ta sống sót trước mọi thảm họa thiên nhiên cũng như thích nghi được với điều kiện sống mới như ngày dài đêm dài, thủy triều cao thì điều kỳ thú nhất mà chúng ta thấy đó là nhật thực sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Mặt Trăng gần hơn, nó sẽ bao phủ một khu vực lớn hơn trên bầu trời do đó nó sẽ có nhiều cơ hội đi qua và che khuất Mặt Trời từ góc nhìn của chúng ta, Comins nói. Thậm chí chúng ta có thể thấy được viền nhật quang của Mặt Trời tỏa sáng quanh hình bóng tối của Mặt Trăng khi nhật thực.

Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Còn sẽ ra sao nếu Mặt Trăng từ từ tiến lại gần Trái Đất? Scarlett nói rằng lớp vỏ và thủy triều trên Trái Đất sẽ thay đổi dần dần và sự sống sẽ có thể điều chỉnh, hy vọng là vậy. Ngày và đêm dài hơn sẽ làm thay đổi khí hậu, thúc đẩy con người và mọi thứ phải tiến hóa theo nhiều cách. Động vật sẽ phải thích nghi với ánh sáng từ Mặt Trăng sáng hơn vào ban đêm. Kẻ săn mồi có thể phát hiện con mồi dễ hơn thành ra con mồi sẽ phải học cách ẩn nấp tốt hơn vào ban đêm.

Và liệu Mặt Trăng có cơ hội nào để đến gần với Trái Đất hơn? Comins đưa ra một câu trả lời rằng: “Nếu một vật thể đủ lớn đi qua gần hệ Trái Đất – Mặt Trăng và khi Mặt Trăng ở vị trí phù hợp với quỹ đạo của vật thể này khi nó đi qua thì vật thể này có thể lấy năng lượng từ Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng trôi lại gần Trái Đất.

Sẽ ra sao nếu trái đất gần mặt trăng hơn so với hiện tại?

Tuy nhiên để làm được điều này thì vật thể phải là một tiểu hành tinh khổng lồ quay quanh Trái Đất, nó phải ở đúng nơi và đúng thời điểm từ đó có thể đẩy Mặt Trăng về phía Trái Đất. Thậm chí nếu điều này có xảy ra thì sẽ mất rất nhiều năm để Mặt Trăng thu hẹp khoảng cách xuống còn một nửa với Trái Đất, vì vậy Trái Đất sẽ không bị tác động ngay lập tức.

 

Xem thêm:

Ngoài hệ mặt trời của chúng ta ra thì có bao nhiêu hành tinh?

Những sự thật thú vị về sao Thủy, Hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời

4.9/5 (8 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: