Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Thế giới hiện có gần 15 tỷ chiếc điện thoại di động, tương đương 2 thiết bị trên một người. Và trung bình mỗi ngày dùng 3h15p trên chiếc dế cưng của mình. Tương đương 1136h15p hay gần 50 ngày mỗi năm, một phần trong số đó dùng là để nghe gọi. Và sẽ thật là đáng sợ nếu như việc áp sát điện thoại vào tai để thực hiện chức năng cơ bản nhất mà chiếc điện thoại sinh ra để làm tác động đến não của tôi và bạn theo một cách tiêu cực đúng không?

Nhưng mà có thật là bạn nên nghe điện thoại bằng tai bên này thì nghỉ tai bên kia như những lời đồn đại rạng ngời của các nhà khoa học cho rằng hay là cho một nghiên cứu nào đó hay là không, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây !

Sóng điện thoại được tạo nên như thế nào?

Để biết nghe gọi điện thoại bên tai nào hại hơn hay là ít hại hơn đầu tiên ta cần hiểu cách mà một cuộc điện thoại thực hiện, điều mà tôi cá là hầu hết mọi người thường ngày không có nhu cầu tìm hiểu.

Đối với một chiếc điện thoại cố định, sau khi bạn nói vào micro, giọng nói của bạn sẽ từ dạng sóng âm sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện, tín hiệu điện này sẽ được truyền tải thông qua hệ thống dây cáp đồng hoặc cáp quang, sau khi tín hiệu điện được truyền tới điện thoại của người nhận nó được chuyển đổi một lần nữa và phát ra loa.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Đối với một chiếc điện thoại di động, giọng nói của bạn sau khi được ghi nhận bởi micro sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu số dạng 0 và 1. Một Anten ghi nhận dãy số này sau đó truyền chúng đi bằng cách phát ra một dạng bức xạ điện từ được gọi là sóng radio. Bức xạ điện từ này thông qua các trạm phát sóng thông tin di động hay còn gọi là BTS hay trạm BTS được truyền đến điện thoại của người nhận, nơi mà nó được giải mã ngược lại thành âm thanh.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Người bình thường nghe đến bức xạ thì nghĩ nó là thứ gì đó ghê gớm, chứ với Biết Tuốt thì đã biết tỏng cái bọn này rồi, người có người này người nọ thì bức xạ cũng có bức xạ Real, bức xạ Fake.

Nếu như bức xạ Gamma hay tia Gamma có thể đâm xuyên vài chục cm bê tông, bức xạ X hay tia X có thể đâm xuyên da thịt con người thì ánh sáng mặt trời cũng là một dạng bức xạ điện từ và chỉ đâm xuyên được vài lớp vải mỏng và đủ an toàn để tôi và bạn có thể chung sống với nó, nếu hên thì cũng được 100 năm, mà không thì cũng 50 – 70 năm.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Có thể bạn đã nghe ở đâu đó hoặc hôm nay Biết Tuốt sẽ nói với bạn rằng sóng Radio là những sóng có bước sóng dài nhất trong phổ điện từ, nghĩa là chúng là những sóng có ít năng lượng nhất, ít khả năng đâm xuyên nhất và do đó cũng hiền lành nhất. Nhưng mà cũng như việc dãi nắng quá lâu thì sẽ khiến bạn bị rám nắng, sạm nắng hay cháy nắng. Việc tiếp xúc với sóng Radio ở một mức độ nào đó cũng sẽ có những tác động xấu đến cơ thể con người. Đó là lý do khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới đặt ra các tiêu chuẩn giới hạn phơi nhiễm sóng Radio mà các nhà sản xuất thiết bị di động ngu và khôn buộc phải tuân thủ.

Vậy thì sóng Radio điện thoại có thể làm gì với cơ thể con người?

Theo ủy ban truyền thông Hoa Kỳ FCC, bức xạ radio ở mức độ cao có thể làm nóng các mô sinh học một cách nhanh chóng tương tự như sóng radio làm nóng thực phẩm trong một chiếc lò vi sóng. Theo FCC thì hai cơ quan cực kì nhạy cảm đối với quá trình làm nóng bằng sóng Radio đó là cặp mắt và cặp tinh hoàn (dân dã thì gọi là cặp bi). Nhưng mà chả có chiếc điện thoại nào lại phát ra lượng bức xạ Radio đủ để hâm nóng cặp mắt hay cặp bi của anh em cả. Ở mức độ tiếp xúc thấp hơn, nghĩa là thấp hơn mức mà sóng Radio sẽ khiến bi của anh em nóng lên ấy. Thì các bằng chứng về các tác động sinh học tạo ra bởi sóng Radio là mơ hồ và chưa được chứng minh.

Đó là FCC nói đấy nhá, không anh chị em lại bảo Biết Tuốt nói phét. Vẫn theo cơ quan này thì đã có một số báo cáo khoa học mô tả việc quan sát thấy một loạt các tác động sinh học do tiếp xúc với bức năng lượng sóng Radio thấp. Tuy vậy trong đa phần các trường hợp người ta lại không thể tái tạo các hiệu ứng sinh học đó trong phòng thì nghiệm. Trong đời sóng hàng ngày mức năng lượng sóng Radio trong môi trường thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để tạo ra sự làm nóng mô sinh học như đã đề cập bên trên.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Nói về mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm sóng Radio với ung thư FCC cho rằng các kết quả thu được cho đến nay vẫn chưa đi đến kết luận. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cũng có một bài phân tích chi tiết về chủ đề này. Hai kết luận được họ rút ra đó là giới hạn hiện tại về mức năng lượng sóng Radio mà FCC đặt ra là chấp nhận được trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân. Và đến thời điểm hiện tại, không có một bằng chứng khoa học nhất quán hoặc đáng tin cậy nào cho thấy các vấn đề về sức khỏe trong đó bao gồm ung thư được gây ra bới tiếp xúc với sóng Radio phát ra từ điện thoại di động.

Tìm hiểu đúng thông tin về sóng điện thoại

Tóm lại là có nhiều những nghi ngại về tác động của sóng Radio lên sức khỏe của con người. Từ ảnh hưởng đến tinh hoàn tức là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến não hay thậm chí là ung thư. Vì vậy chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nhận được sự đồng thuận nào chứng minh được những điều đó.

Quay trở lại với chuyện nghe gọi điện thoại, qua quá trình tìm hiểu Biết Tuốt đào được khá nhiều bài viết trên các trang báo mạng cho rằng không nên nghe gọi hay sử dụng điện thoại khi sắp hết pin, bởi khi này lượng bức xạ phát ra từ một chiếc điện thoại tăng lên gấp 1000 lần bình thường, rất có hại cho sức khỏe con người đặc biệt là não người.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Xin khẳng định đây là Fake New, trái với niềm tin của nhiều người, lượng bức xạ mà một chiếc điện thoại di động phát ra và lượng pin còn lại không liên quan đến nhau hay ít nhất là không liên quan theo kiểu điện thoại yếu pin thì phát ra nhiều bức xạ nhiều hơn điện thoại còn nhiều pin. Nguyên nhân là bởi công suất phát sóng của điện thoại di động mà cụ thể hơn là của những chiếc Anten là có giới hạn, giao động trong khoảng từ 1-2W. Và giới hạn này tuân thủ theo các quy định về công suất tối đa cho phép, nghĩa là đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người như đã trình bày bên trên.

Trong thành phố, các trạm BTS được bố trí dày đặc, việc thu phát sóng là tương đối dễ dàng. Ta hay gọi vui là ‘Sóng Khỏe’ thành thử ra điện thoại phát ra lượng bức xạ thấp hơn đáng kể so với công suất tối đa.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Ngược lại khi điện thoại ở xa các trạm BTS, nó cần nâng công suất phát sóng lên để lấy được thông tin, tuy vậy nó cũng chỉ có thể phát ra lượng sóng tối đa theo công suất thiết kế và vẫn nằm trong giới hạn an toàn chứ không đến độ nguy hiểm chết người như một số trang báo lá cải đưa tin.

Dĩ nhiên việc Anten hoạt động ở công xuất tối đa sẽ khiến máy nóng và tụt pin nhanh hơn cơ mà ở chiều ngược lại việc pin tụt xuống mức thấp không phải là nguyên nhân khiến điện thoại phát ra nhiều bức xạ hơn.

Quay trở lại với thắc mắc của mọi người, Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí vật lý trong y học và sinh học vào năm 2017 đi đến kết luận rằng tùy thuộc vào tần số sóng Radio mà các nhà mạng sử dụng dao động trong khoảng từ 450 đến 2700Mhz. Hình dạng bên ngoài của những chiếc điện thoại di động, hình dạng và vị trí của những chiếc Anten trong từng dòng điện thoại mà sự phân bổ của trường điện từ tạo ra bởi Anten điện thoại trong không gian, cũng như mức độ tác động của nó đến đầu và não người là khác nhau.

Vì vậy kết quả thu được từ 11 mẫu điện thoại với hình dạng và cấu hình Anten khác nhau cho thấy rằng mức độ phơi nhiễm sóng Radio khi bạn nghe gọi bằng tai trái hay tai phải chênh lệch không đáng kể.

Theo một nghiên cứu khác đăng tải trên Sciencedirect, khi tăng khoảng cách giữa đầu người dùng và Anten, tức là đưa điện thoại ra xa khỏi đầu thì mức độ phơi nhiễm sóng Radio sẽ giảm xuống. Vì vậy việc thay đổi góc nghiêng của chiếc điện thoại không mang lại kết quả tương tự.

Sóng Radio từ điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Kết luận

Từ tất tần tật các phân tích bên trên, có thể rút ra kết luận rằng: Dựa trên sự đồng thuận của khoa học ở thời điểm hiện tại thì việc nghe điện thoại ở bên tai trái hay tai phải về cơ bản không gây hại đến sức khỏe hay bộ não người, do công suất phát sóng của Anten điện thoại là nhỏ và nó tuân thủ các quy định về an toàn.

Vì vậy bất cứ khi nào bạn sử dụng điện thoại di động, nhất là khi nghe gọi trong tình trạng sóng yếu thì đầu và não của bạn luôn tiếp xúc với một lượng bức xạ nhất định. Nếu vẫn còn cảm thấy chưa yên tâm thì bạn có thể sử dụng loa ngoài hoặc chế độ đàm thoại rảnh tay nếu điều kiện cho phép. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì thì các bạn có thể để lại Comment bên dưới bài viết này nhé !

Xem thêm:

Cách thức hoạt động của sóng wifi? sóng wifi đi xuyên tường như thế nào

Ảnh HDR là gì? Làm như nào để có được một bức ảnh HDR đẹp

5/5 (1 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: