Thời gian thử việc nhân viên mới tối đa là bao nhiêu lâu?

Thời gian thử việc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các ứng viên cũng như nhà tuyển dụng. Đây được xem thời gian để nhân viên mới và doanh nghiệp tìm hiểu nhau, nhằm xác định có gắn bó lâu dài hay không. Vậy thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu? Nhà tuyển dụng và ứng viên cần lưu ý những gì trong quá trình thử việc? Câu trả lời sẽ có tại nội dung bài viết ngay sau đây.

 

Thời gian thử việc nhân viên mới tối đa là bao nhiêu lâu? Những điều mà doanh nghiệp cần phải biết


Trên lý thuyết pháp luật hiện nay chưa quy định cụ thể như thế nào là “thử việc”. Tuy nhiên nhà nước hiện có quy định về quyền được giao kết hợp đồng thử việc giữa người lao động và nhà tuyển dụng hay người sử dụng lao động.

Quy định này có trong khoản 1 điều 26 Bộ Luật Lao động 2012 với nội dung cơ bản sau đây: Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Hai bên có thể ký kết hợp đồng thử việc dựa trên những thỏa thuận về việc làm thử.
Hiểu một cách đơn giản hơn thử việc chính là thời gian mà người lao động làm thử công việc mà nhà tuyển dụng giao cho. Quy trình này nhằm xác định xem đối tượng người lao động có phù hợp với công việc được giao hay không trước khi làm chính thức và ký kết Hợp đồng lao động chính thức.

  • Người lao động cần có thời gian thử việc nhằm xác định vị trí, nhiệm vụ công việc, môi trường làm việc, cấp trên, đồng nghiệp có thực sự phù hợp với mình hay không. Cũng như xem xét bản thân có thể hoàn thành tốt công việc được giao hay không, khối lượng công việc có vừa sức và xứng đáng với các quyền lợi mà mình sẽ được nhận hay không.
  • Đối với nhà tuyển dụng thử việc chính là khoảng thời gian để đánh giá người lao động. Cân nhắc xem người lao động có đủ năng lực, khả năng và chuyên môn để hoàn thành công việc được giao hay không. Có phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc của công ty hay không, có thể gắn bó lâu dài và mang đến giá trị cho công ty được hay không.

Các doanh nghiệp thường yêu cầu thời gian thử việc đối với nhân sự. Lý do bởi một khi đã ký kết Hợp đồng lao động chính thức, nhưng nhân sự không phù hợp thì việc chấm dứt hợp đồng sẽ khó khăn và cần nhiều thủ tục rườm rà hơn so với hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc tối đa theo quy định hiện hành là 60 ngày. Đây cũng là cơ hội để người lao động và nhà tuyển dụng tìm hiểu lẫn nhau, nhằm đưa ra quyết định có gắn bó lâu dài hay không.

Thời gian thử việc nhân viên mới tối đa là bao nhiêu lâu? Những điều mà doanh nghiệp cần phải biết


Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật lao động 2012 và Bộ luật lao động mới nhất sửa đổi bổ sung, quy định về thời gian thử việc như sau: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, trong thời gian thử việc người lao động chỉ được thử việc 01 lần cho một vị trí và bảo đảm các điều kiện sau đây:


1. Đối với công việc đảm nhận vị trí cần trình độ kỹ thuật, chuyên môn từ trình độ cao đẳng trở lên không được thử việc quá 60 ngày.
2. Đối với công việc đảm nhận vị trí cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, nhân viên nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, thời gian thử việc không quá 30 ngày.
3. Thời gian thử việc với lao động phổ thông – Đối với các công việc khác thời gian thử việc không quá 6 ngày
Lưu ý: Đối với các công việc mang tính thời vụ người lao động không phải thử việc.


Trong thời gian thử việc người lao động có quyền nghỉ mà không cần báo trước cho phía sử dụng lao động. Và không cần bồi thường, chịu trách nhiệm nếu việc làm thử không đạt yêu cầu như thỏa thuận trước đó.
Công ty, doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể cho nhân viên thử việc nghỉ ngang, trong trường hợp công việc làm thử không đạt yêu cầu. Doanh nghiệp không phải bồi thường về việc này cũng như báo trước với người lao động.
Lưu ý: Trong cả 2 trường hợp nêu trên, phía người sử dụng lao động đều phải thanh toán đầy đủ khoản lương theo quy định trong thời gian người lao động đã thử việc.


Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả về thời gian thử việc của ứng viên, trong vòng 3 ngày trước khi kết thúc thử việc. Nếu người lao động đạt các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì phải ký kết hợp đồng lao động chính thức ngay sau khi thời gian thử việc tối đa kết thúc.

Trong trường hợp khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp không thông báo về kết quả cũng như ký kết hợp đồng lao động chính thức, mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc thì: Hợp đồng thử sẽ trở thành hợp đồng lao động chính thức; Mức lương nhận được là 100% chứ không phải 85% như trong thời gian thử việc.

Thời gian thử việc nhân viên mới tối đa là bao nhiêu lâu? Những điều mà doanh nghiệp cần phải biết

Ngoài các thông tin về thời gian thử việc tối đa, doanh nghiệp còn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:


Mức lương là vấn đề được người lao động quan tâm nhiều nhất trong quá trình tìm và làm việc. Nhà nước hiện đã có những quy định cụ thể về mức lương tối đa mà nhân viên được nhận trong quá trình thử việc tại Luật Lao động. Mức lương này được tính dựa trên phần trăm của lương chính thức mà người lao động được nhận sau khi thử việc thành công.
Theo Điều 28 Luật Lao động 2012 lương thử việc tối thiểu phải bằng 85% lương chính thức. Cụ thể mức lương trong trong thời gian thử việc của của người lao động do hai bên quyết định, tuy nhiên ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.

Trong trường hợp người sử dụng lao động làm hợp đồng rõ ràng bao gồm thời gian thử việc tối đa, mức lương thì không phải đóng BHXH. Đối với các hợp đồng thử việc dài hạn trên 3 tháng, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc. Khi kết thúc thời gian thử việc doanh nghiệp cần quyết định cho người lao động làm tiếp hay nghỉ. Nếu làm tiếp cần ký kết hợp đồng lao động chính thức và đóng BHXH.

Dựa theo quy định của điều 26 Bộ Luật lao động năm 2012 cho thấy: Doanh nghiệp không cần bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc với người lao động. Hai bên có thể thỏa thuận với nhau nhằm trao đổi rõ ràng về quá trình và thời gian thử việc.

Hợp đồng thử việc có được coi là hợp đồng lao động không?

Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động. Cách tính thời gian làm việc chính thức không bao gồm thời gian thử việc. Thời gian làm việc thực tế chỉ được tính từ khi ký hợp đồng lao động chính thức. HĐTV chỉ là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về vị trí công việc làm thử do 2 bên thống nhất.


HĐTV không nhất thiết phải là văn bản, nó thực chất là thỏa thuận giữa hai bên và có thể sử dụng nhiều hình thức trao đổi khác nhau. Có thể thỏa thuận miệng trực tiếp hoặc qua tin nhắn, mail,…
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu cũng như những điều doanh nghiệp cần biết. Thử việc là công đoạn không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng tại các doanh nghiệp. Đây chính là thời gian để doanh nghiệp làm quen với người lao động tương lai của mình, sàng lọc và tìm thấy nhân phù hợp cho công ty.

4.9/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: