Tìm hiểu về an ninh mạng (cyber security)

An ninh mạng (tiếng Anh: Cybersecurity) đề cập đến các biện pháp được thực hiện để giữ thông tin điện tử một cách bảo mật và an toàn khỏi những thiệt hại hoặc trộm cắp.

1. An ninh mạng (cyber security) là gì?

An ninh mạng (Cyber Security) là những phương thức, hoạt động diễn ra nhằm đảm bảo sự toàn vẹn, bảo mật và tính khả dụng (ICA) của dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên máy tính, máy chủ, di động, hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công qua internet.

An ninh mạng (Cyber Security)
An ninh mạng (Cyber Security)

Ngày nay, việc thực hiện các biện pháp an ninh mạng Cyber Security hiệu quả là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi ngày càng có nhiều thiết bị thông minh được tạo cũng như những kẻ tấn công đang trở nên thông minh và sáng tạo hơn.

2. Tầm quan trọng của An ninh mạng

Trong thời đại 4.0, khi công nghệ ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, thì tầm quan trọng của an ninh mạng đang được nhiều doanh nghiệp coi trọng.

Khi mà rất nhiều cuộc tấn công an ninh mạng nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân… thì Cyber Security sẽ trở thành công cụ đắc lực đảm bảo lợi ích và hỗ trợ danh tính cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của An ninh mạng

Với mạng lưới an ninh chuyên nghiệp, uy tín doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Người dùng sẽ hoàn toàn yên tâm khi giao dịch và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Sau khi tìm hiểu về các lợi ích kể trên ắt hẳn bạn bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của Cyber Security là gì. Nếu không muốn trở thành nạn nhân của việc tấn công an ninh mạng thì việc đầu tư xây dựng mô hình an ninh mạng để đạt tiêu chuẩn bảo mật là vô cùng cần thiết.

3. Đặc điểm của Cyber Security

Các biện pháp an ninh mạng được áp dụng, bởi vì mọi thông tin được lưu trữ trên máy tính hoặc trên thiết bị điện tử hoặc trên Internet đều có thể bị tấn công, và nếu có biện pháp thích hợp, sự tấn công có thể ngăn chặn được.

Đặc điểm của Cyber Security

Khi thế giới phụ thuộc vào máy tính hơn bao giờ hết, an ninh mạng đã trở nên thiết yếu cho cuộc sống.

Để đảm bảo rằng một hệ thống được bảo mật, người ta phải hiểu các rủi ro và lỗ hổng vốn có của thiết bị hoặc mạng lưới cụ thể đó và hiểu xem liệu các lỗ hổng này có thể khai thác được hay không.

4. An ninh mạng gồm những loại nào?

Phạm vi an ninh mạng rất rộng. Tuy nhiên, Cyber Security tập trung chủ yếu ở các các lĩnh vực cốt lõi dưới đây.

An ninh mạng gồm những loại nào

4.1. Bảo mật mạng

Cyber Security chống lại sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài cũng như nội gián phá hoại từ bên trong. Để giúp việc quản lý diễn ra tốt hơn, các đội bảo mật sẽ sử dụng thêm nhiều máy móc tiên tiến để cập nhật lưu lượng thông tin bất thường và cảnh báo các mối đe dọa theo thời gian thực.

4.2. Bảo mật trên đám mây

Dữ liệu của doanh nghiệp hiện nay đa phần được lưu trữ trên đám mây. Tuy công nghệ này mang lại nhiều tiện ích nhưng nó cũng rất dễ bị hacker xâm phạm vào. Do đó, Cyber Security được ứng dụng để tăng cao khả năng bảo mật.

4.3. Bảo mật Internet of Things (IoT)

IoT tập trung rất nhiều hệ thống vật lý như thiết bị gia dụng, cảm biến, máy in và máy quay an ninh. Đa phần thiết bị IoT hoạt động trong một trạng thái không an toàn và ít hoặc không có lớp bảo mật. Từ đó, mối nguy về việc bị tấn công mạng trở thành thách thức của tất cả doanh nghiệp.

Xem thêm: Internet of Things (IoT) Là Gì? Lợi ích của Internet of Things

5. Các loại tấn công An ninh mạng

Các loại tấn công An ninh mạng

Các mối đe dọa đối với một hệ thống máy tính được phân loại theo phương pháp được sử dụng để tấn công.

Mặc dù có nhiều loại tấn công an ninh mạng , một số loại phổ biến nhất bao gồm:

5.1. Các cuộc tấn công cửa sau (Backdoor)

Là loại tấn công khai thác bất kì phương pháp thay thế cho nhau, để truy cập được vào một hệ thống không yêu cầu các phương thức xác thực thông thường.

Một số hệ thống tấn công cửa sau là do thiết kế, trong khi các hệ thống khác là do lỗi sai sót.

5.2. Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial-of-service attack)

Là loại tấn công ngăn người dùng hợp pháp truy cập hệ thống.

Một phương pháp phổ biến của loại tấn công mạng này là nhập sai mật khẩu đủ số lần và tài khoản sẽ bị khóa.

5.3. Các cuộc tấn công truy cập trực tiếp (Direct-access attack)

Bao gồm các lỗi kĩ thuật và virus, có quyền truy cập vào hệ thống và sao chép thông tin của virus và/ hoặc sửa đổi hệ thống.

5/5 (5 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: