Viêm họng là bệnh lý rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Mọi người thường bị viêm họng vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh. Khi mắc bệnh, cổ họng sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, khó chịu. Vậy viêm họng là gì? Nguyên nhân nào gây viêm họng? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu trong bài viết sau!
Mục Lục
1. Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính.
2. Tại sao bạn lại bị viêm họng?
Đây là chứng bệnh thường gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Do các loại virus, vi khuẩn:
Khoảng 80% các loại virus có khả năng cao gây viêm họng như: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,… thường gây lở loét lạnh. Ngoài ra một số loại vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do các yếu tố bên ngoài khác
Chất kích thích hoặc chất gây dị ứng như: khói bụi, thuốc lá, rượu bia, thuốc xịt chứa hóa chất, đồ ăn cay nóng,… làm cháy lớp lót ở niêm mạc họng dẫn đến viêm.
Thời tiết nóng bức sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nhiều, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, nên dễ gây viêm họng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản nên khi bị bệnh này, cổ họng bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát.
Nhiễm HIV: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, họ dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng.
Khối u tồn tại ở cổ họng, lưỡi có thể khiến bạn bị bệnh này.
Bệnh xảy ra do nhiều yếu tố, thông thường bệnh phát sinh nhiều nhất khi vào mùa đông có tiết trời hanh khô.
3. Triệu chứng viêm họng
Viêm họng được chia làm hai dạng chủ yếu và viêm họng cấp và mãn tính. Theo đó, mỗi mức độ bệnh sẽ được biểu hiện với các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau.
Triệu chứng viêm họng cấp
Cơ thể bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, ăn ngủ kém, cơ thể bị ớn lạnh và đau nhức.
Khô nóng vùng cổ họng, kèm theo đó là triệu chứng đau nhói và đau rát.
Ho khan.
Giọng nói bị khàn.
Ngạt tắc mũi, chảy nước mũi.
Cổ họng bị xung huyết, đỏ và phù nề.
Hai bên amidan bị sưng, bề mặt có dịch nhầy phủ bựa trắng hoặc trong suốt.
Cổ bị sưng hạch và đau nhức.
Nếu viêm họng xảy ra do vi khuẩn, người bệnh sẽ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
Triệu chứng viêm họng mãn tính
Những triệu chứng, dấu hiệu của viêm họng mãn tính thường diễn tiến chậm và có xu hướng kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân bị mãn tính sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
Cổ họng bị ngứa ngáy, nóng rát và bị khô.
Cổ họng có cảm giác bị vướng, nhất là sau khi ngủ dậy.
Bị ho nhiều hơn mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hoặc vào ban đêm.
Bị nghẹn vướng mỗi khi nuốt đồ ăn.
Thỉnh thoảng bị khàn giọng.
Niêm mạc họng đỏ, có nhầy trong suốt.
Thành họng dày, đỏ và có các hạt màu đỏ hoặc hồng và bị nổi cộm nhiều hơn so với vùng niêm mạc ở xung quanh.
Rất dễ bị buồn nôn và cổ họng luôn nhạy cảm.
Khi viêm họng mãn tính xảy ra trong một thời gian dài sẽ chuyển sang viêm họng thể teo. Khi ấy, lớp niêm mạc tại cổ họng sẽ có nhiều mạch máu nhỏ, eo họng rộng và nhẵn mỏng.
4. Điều trị viêm họng tại nhà
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, mà bạn nên có cách chữa trị phù hợp để bệnh nhanh chóng được hồi phục.
Cách chữa trị tại nhà:
Đối với trường hợp nhẹ, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn khắc phục được chứng bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa trị đơn giản ngay tại nhà, mà bạn có thể áp dụng ngay:
Súc miệng bằng nước muối ấm: Muối có tác dụng sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Vì vậy, bạn có thể tự pha nước muối ấm ngay tại nhà để súc miệng. Chỉ với một thìa muối hòa vào 237ml nước lọc thì bạn đã có ngay dung dịch nước muối. Khi họng bị đau rát, bạn nên súc miệng với dung dịch này ít nhất một lần mỗi giờ.
Uống trà gừng mỗi ngày: Gừng là một vị thuốc dùng trong Đông Y có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra gừng còn có khả năng làm sạch dịch đờm giúp thông thoáng mũi họng. Vì vậy bạn có thể cho một vài lát gừng tươi vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày. Để có mùi vị thơm ngon hơn, bạn có thể thêm vào một muỗng mật ong và nước cốt chanh.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí khô quá mức, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, chỉ cần điều chỉnh độ ẩm căn phòng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là trong phòng sử dụng điều hòa hoặc vào mùa hanh khô. Ngoài ra, một số máy còn trang bị thêm hệ thống lọc không khí, hạn chế sự tấn công của bụi bẩn vào cổ họng và làm giảm cảm giác đau rát.
Lưu ý:
Khi bệnh trở nên trầm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh như: penicillin, amoxicillin,… có tác dụng điều trị bệnh. Khi sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: