Con người rất thông minh chúng ta biết nghiên cứu khoa học và hiểu nhiều điều về các sự vật, hiện tượng xung quanh. Thế nhưng lại có một điều rất kỳ lạ là chúng ta chả hiểu gì về bản thân mình. Đặc biệt là ở khía cạnh tâm lý. Trong bài viết này Biết Tuốt sẽ chia sẻ với các bạn những sự thật rất đỗi kinh ngạc về con người mà các nhà tâm lý học mới phát hiện ra. Đảm bảo nghe đến đâu các bạn sẽ phải ồ lên đến đấy về những hiện tượng tâm lý thú vị này.
Mục Lục
1. Càng dốt – càng nghĩ mình siêu nhân
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng con người bất kể là ai khi hiểu biết về một vấn đề gì đó còn hạn chế thì thường chúng ta luôn cho rằng chúng ta rất giỏi. Tự đánh giá cao bản thân. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu hơn thì lại phát hiện ra rằng hóa ra sự thật là mình chẳng hiểu gì về nó.
Ví dụ như đôi khi làm việc các bạn sẽ thấy sếp của mình làm những việc vô cùng ngớ ngẩn. Bạn nghĩ rằng với một việc nào đó chỉ cần bắt đầu từ A và kết thúc ở B là xong. Tự nhiên ông sếp của bạn lại ngồi cả ngày để phân tích rồi lên phương án bắt đầu từ A sau đó leo qua C tiếp tục vhui qua D rồi đâm thẳng vào E rồi mới đến B. Như bạn nghĩ rằng ông này toàn làm phức tạp vấn đề lên. Nhưng khi ở vị trí của họ bạn mới hiểu ra rằng phải qua C để bảo vệ nhân viên tránh xảy ra tai nạn lao động. Phải chui qua D để bảo vệ môi trường. Và phải làm cả việc E để công trình được bền vững.
Hay đơn giản như khi tìm hiểu sơ qua một việc bạn nghĩ rằng 3 cái trò mèo này mình cân hết. Nhưng khi thật sự bắt tay vào làm mới thấy sao nó rắc rối quá vậy. Cho nên chúng ta thường gặp rất nhiều các chuyên gia online trên Facebook và tiktok cào phím để chỉ đạo công ty, tập đoàn lớn phải làm thế này làm thế kia. Và lười khuyên cho các bạn là nếu có ông nào mà chửi bạn nhưng không đưa ra lý luận rõ ràng thì tốt nhất đừng phản hồi.
2. Nhớ lại lần nhớ trước
Chúng ta đang bị chính bộ não của chúng ta lừa. Khi chúng ta nhớ về quá khứ thì nó chỉ là nhớ về lần nhớ trước. Ví dụ như hôm qua bạn nhớ về cái lần bật xi nhan trái nhưng rẽ phải của mình. Thì hôm nay bạn có nhớ lại chuyện đó bộ nhớ chỉ load lại những gì mà bộ nhớ hôm qua bạn nhớ được thôi. Và tất cả những kí ức trước đó đều bị xóa hết. Nếu ngày mai bạn lại nhớ về cái này thì não của bạn lại load lại dữu liệu của ngày hôm nay chứ không phải trong quá khứ đâu. Bởi vậy mà mỗi lần bạn nhớ lại sẽ thấy nó khác đi một chút mà đôi khi lại xen lẫn những suy nghĩ mà gần đây bạn mới thêm vào.
Ví dụ như bạn đang chơi game, trong game có luống rau bạn bỗng nhớ về người yêu cũ lần mà 2 đứa hạnh phúc ăn rau cải chấm nước mắm. Nhưng loanh quanh đâu đó bạn lại nhớ gần đây mới cháy cái nồi khi luộc rau. Đây là kí ức mới được thêm vào. Không những thế bạn còn phi thẳng xuống bếp nhưng rất tiếc là kí ức thủng nồi lại được tô điểm thêm lần nữa.
Như vậy mỗi lần nhớ bộ não không nhớ về quá khứ mà nó chỉ nhớ lại cái lần nhớ gần nhất mà thôi.
3. Ngủ nướng rất mệt
Sau khi thực hiện nhiều thí nghiệm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cơ thể chúng ta có một thời gian ngủ cố định khoảng từ 7 – 8 tiếng. Với người trưởng thành nếu ngủ ít hơn khoảng thời gian này chúng ta sẽ thấy cơ thể mệt mỏi và kém tỉnh táo. Thế nhưng ngủ quá nhiều thì sao. Mọi người thường cho rằng ngủ thừa còn hơn thiếu. Nhưng thực sự thì đó là 1 quan điểm rất sai lầm.
Cụ thể có rất nhiều người đã cảm thấy mệt mỏi, làm việc không tập trung và thậm chí vẫn còn thèm ngủ khi mỗi ngày đã ngủ đến 12 tiếng. Chứ không tỉnh táo như ngủ vừa phải như người bình thường. Nguyên nhân được các nhà khoa học cho là: Cơ thể ngủ theo từng chu kỳ, giấc ngủ vừa hết chu kỳ chúng ta sẽ sảng khoái và tươi vui trở lại. Nhưng nếu đang dở chu kỳ mà dậy thì sẽ khiến chúng ta uể oải. Giống như việc bật tôm, chúng ta bật 1 vòng, 2 vòng hay 3 vòng thì đều tiếp đất bằng chân. Chứ nếu bật một vòng rưỡi thì đương nhiên sẽ tiếp đất bằng đầu. Và kết quả thì ai cũng biết rồi đấy.
4. Suy nghĩ logic hơn
Suy nghĩ bằng ngoại ngữ sẽ giúp các bạn tư duy lí trí hơn. Mình vẫn đang điều tra xem có phải nghiên cứu này do mấy trung tâm anh ngữ công bố để bán khóa học hay không. Đùa vậy thôi cái này do các nhà khoa học chẳng liên quan gì đến dạy ngoại ngữ đâu các bạn ạ. Kết quả cho thấy người tư duy bằng ngoại ngữ thì sẽ đưa ra các kết quả lý trí chuẩn xác hơn so với người sử dụng tiêng mẹ đẻ.
Ví dụ như chúng ta là người Việt nếu suy nghĩ về một cái hợp đồng nào đó chúng ta dùng tiếng anh thì sẽ hiệu quả hơn. Nguyên nhân được cho là ngôn ngữ mẹ đẻ đã quá quen thuộc và gắn với nhiều cảm xúc. Ví dụ bạn nghe chữ Chí Tài thì bạn sẽ cảm thấy buồn. Còn ngoại ngữ thì chủ yếu là dùng để trao đổi thông tin. Mà cái nào dính với cảm xúc thì khó lòng àm dùng lý trí được.
5. Tổng kết
Như vậy mình đã chia sẻ cho các bạn 4 khám phá vô cùng bất ngờ và bạn cũng hiểu rằng tại sao trên mạng lại có nhiều chuyên gia đến vậy. Không phải lỗi của họ đâu của tạo hóa thôi.
Xem thêm: