Chúng ta thường nhìn thấy một số loại chim di cư như ngỗng trời, nhạn…có tập tính bay đội hình chữ V. Vào mùa đông, khi nhiều loài chim di trú để tìm nơi tránh rét và tìm kiến thức ăn thì đây là hiện tượng không hiếm thấy. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao chúng lại bay như vậy? Mời bạn tham khảo chia sẻ dưới đây của Biết Tuốt để có thông tin thú vị về hiện tượng này.
Mục Lục
Đội hình chữ V là gì?
Đội hình bay chữ V (tiếng Anh: V formation) hay còn gọi là bay theo hình chữ V. Đây là sự hình thành, sắp xếp đội hình bay theo hình chữ V đối xứng của những đàn chim trời khi bay như ngỗng, vịt trời, sếu và các loài chim di trú khác.
Ngỗng Canada là một ví dụ phổ biến thể hiện sự hình thành đội hình bay chữ V. Đây là sự biểu hiện hành vi tập thể của động vật. Bằng những phân tích vật lý, đội hình này được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học và tiết kiệm nhiều sức lực nhất có thể.
Tại sao một số loài chim lại bay theo đội hình chữ V?
Một số loài chim như nhạn, ngỗng trời, sếu… đều có tập tính bay đội hình duy nhất là đội hình chữ V. Nguyên nhân vì hành trình dài và tốn rất nhiều thời gian nên chúng phải sắp xếp đội hình bay một cách tối ưu về mặt năng lượng. Đồng thời để dễ dàng liên lạc với nhau.
Đội hình chữ V tối ưu năng lượng bay của chim
Đối với loài ngỗng thì đội hình này là sự lựa chọn duy nhất để thực hiện các chuyến bay dài, có khi vượt cả đại dương. Điều này không phải ngẫu nhiên mà là kinh nghiệm được trao truyền từ nhiều thế hệ. Nhờ sự liên kết khí động lực học mà rất hiếm khi một con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức lực thì sẽ có một con to khỏe khác thay thế ngay lập tức.
Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chú chim ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh.
Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay sau tận dụng luồng khí từ con đầu đàn để nhận luồng khí có lợi và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi để giảm thiểu sức lực mà chúng phải sử dụng trong suốt thời gian dài.
Giữ liên lạc với nhau tốt hơn với đội hình chữ V
Ngoài ra, khi bay theo đội hình chữ V giúp giữ liên lạc tốt hơn bởi các chú chim đằng sau dễ dàng nhìn thấy các chú chim phía trước. Điều này rất quan trọng để chúng không bị lạc đàn mỗi khi chú chim bay đầu ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.
Xem thêm:
Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Mẹo ứng phó với chó Pitbull để tránh nguy hiểm đến tính mạng