Chuột rút là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Chuột rút là một hiện tượng thường gặp trong quá trình vận động. Khi cơ bị co rút sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể cử động được. Vậy chuột rút do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Tham khảo ngay các thông tin được chia sẻ trong bài viết để giải đáp những thắc mắc này nhé.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là gì
Chuột rút là gì

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, không tự ý xảy ra ở nhiều cơ. Thông thường sẽ kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Tình trạng có thắt cơ này thường gây đau, thậm chí rất đau, và có thể tác động đến nhiều nhóm cơ khác nhau. Cường độ cơn đau có thể khiến bạn phải thức giấc vào ban đêm hoặc khó khăn trong đi lại.

Các vị trí thường gặp:

  • Vòm bàn chân
  • Bàn tay
  • Cánh tay
  • Bụng
  • Bắp chân

Nguyên nhân bị chuột rút

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp như:

Vận động quá sức

Vận động quá sức
Vận động quá sức

Đây là nguyên nhân chuột rút bắp chân và các bộ phận khác đầu tiên và phổ biến nhất. Trong các hoạt động vào ban ngày, khi bạn vận động quá sức, các cơ bắp sẽ bị mỏi thậm chí bị chấn thương.

Khi vận động quá nhiều, lượng đường ở gan sẽ bị tiêu hao nhanh chóng, nếu không được bổ sung lại kịp thời thì bạn có thể bị chuột rút.

Do ảnh hưởng của thai kỳ

Do ảnh hưởng của thai kì
Do ảnh hưởng của thai kì

Lý do khiến tình trạng co cơ này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai là bởi nhiều thay đổi về hormone, cân nặng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng cao lên trong thai kỳ. Đặc biệt phụ nữ mang thai dễ bị thiếu hụt các khoáng chất như magie, photpho, canxi,…

Bên cạnh đó, thai nhi lớn nhất là ở những tháng cuối thai kỳ dễ gây chèn ép lên mạch máu ở chi dưới, cơ và xương phải chịu áp lực lớn hơn từ trọng lượng cơ thể nên dễ nhức mỏi hơn.

Rối loạn điện giải

Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước và muối. Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc Statin, prednisone, thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể bị rối loạn điện giải.

Khi nồng độ Na+, Ca++, K+ giảm, dẫn đến tình trạng hạ canxi máu hoặc hạ kali máu,…

Tương tự như việc thiếu oxy đến cơ thì rối loạn điện giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong cơ gây mỏi.

Bệnh lý

Các bệnh lý làm rối loạn tuần hoàn và lưu thông máu như: bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy thận,… Đều có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút.

Do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi

Căng thẳng, mệt mỏi stress gây ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Khi mệt mỏi kéo dài khiến cho hoocmon trong cơ thể bạn mất cần bằng. Từ đó khiến cho tim đập nhanh và huyết áp tăng cao dẫn đến bị chuột rút .

Thiếu hụt khoáng chất

Do thiếu hụt khoáng chết
Do thiếu hụt khoáng chết

Khi các khoáng chất cần thiết trong cơ thể như canxi, magie, kali… ở mức độ thấp có thể xảy ra hiện tượng chuột rút tay, chân. Ngoài ra thuốc lợi tiểu kê cho những người cao huyết áp cũng làm giảm nồng độ các khoáng chất này.

Cách khắc phục khi bị chuột rút

  • Nếu bị chuột rút bắp chân, bệnh nhân nên đứng lên, đưa chân về phía trước, hơi cong đầu gối, tỳ trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút, giữ yên trong khoảng 20 – 30 giây là được.
  • Cố gắng kéo đầu ngón chân về phía đầu trong khi chân của bạn vẫn giữ tư thế thẳng. Điều này cũng giúp giảm chuột rút cho nhóm cơ sau đùi. Đối với nhóm cơ trước đùi, hãy cố gắng gấp gối, kéo bàn chân về phía mông. Có thể ổn định cơ thể bằng cách vịn một tay vào ghế.
kéo ngón chân về phí đầu
kéo ngón chân về phí đầu
  • Nếu cơn đau không cải thiện, có thể uống thuốc không cần kê đơn của bác sĩ, thuốc kháng viêm, ví dụ như ibuprofen. Nó cũng có thể giúp kéo dãn nhẹ vùng cơ bị đau.
  • Khi bị chuột rút, bạn nên đặt 1 miếng đệm sưởi ấm lên vùng bị co cơ, sẽ có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu. Kết hợp massage nhẹ nhàng để nhanh phục hồi.
Xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp nhẹ nhàng
  • Sử dụng thực phẩm giàu axit axetic. Axit axetic giúp tổng hợp acetylcholine, có tác dụng cải thiện sự phối hợp và chức năng hoạt động của cơ, giúp giảm tình trạng chuột rút. Bạn có thể ăn mù tạt, giấm táo, dưa chua để bổ sung axit axetic.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị và phòng ngừa khác có thể được áp dụng bổ sung. Nếu chân thường xuyên xảy ra, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và điều trị hợp lý.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Biết Tuốt về hiện tượng chuột rút. Hy vọng rằng sau bài viết này các bạn có thể biết cách tự chăm sóc bản thân mình. Đồng thời cũng biết cách khắc phục tình trạng bị chuột rút.

Xem thêm:

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh Viêm Gan B

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh Viêm Gan B

5/5 (11 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: