Dạy con thoát thân khỏi bị xâm hại với “quy tắc 4 vòng tròn”

Gần đây, có rất nhiều vụ án hiếp dâm và sát hại trẻ em xảy ra để lại nỗi đau xót vô cùng cho các bậc cha mẹ. Đồng thời đem đến sự căm phẫn của người dân dành cho những kẻ thủ ác. Nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng cho con em mình khi những kẻ ác vẫn có thể là “ai đó” ở rất gần xung quanh, thậm chí có khi đang được “đóng vai” người thân thiết trong gia đình. Vì thế, bố mẹ ngay từ bây giờ hãy dạy con “quy tắc 4 vòng tròn”, dạy con thoát thân khi bị kẻ xấu lợi dụng. Ít nhiều trang bị cho con những kiến thức cần thiết để trẻ tránh bị xâm hại.

Dạy con về “quy tắc 4 vòng tròn”

Quy tắc 4 vòng tròn để con bảo vệ chính mình

“Quy tắc 4 vòng tròn” dạy bé về cách ứng xử lịch sự và khoảng cách cần có đối với mọi người xung quanh con. Cụ thể:

  • Vòng bên trong cùng ở chính giữa là bố mẹ đẻ của con. Đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực “đồ lót” (cấm địa).
  • Vòng tròn thứ 2 từ bên trong ra là khu vực của người nhà. Đó là ông bà, anh chị em ruột của con. Những người đó chỉ được cầm tay con, hạn chế tối đa động vào khu vực khác trên cơ thể con.
  • Vòng tròn tiếp theo là những người con quen (hàng xóm, bạn bố mẹ….). Với những người này con chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể.
  • Vòng tròn ngoài cùng là vòng tròn của những người lạ. Hãy dạy con tuyệt đối xua tay nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn.

Dạy con cách phòng thân và thoát thân khi bị xâm hại

Bên cạnh việc dạy con như cho con đi học võ, kêu lên khi người lạ tới gần… thì các bậc cha mẹ hãy dành thời gian để trang bị cho con một số kiến thức cần thiết và quan trọng sau:

Khu vực “cấm địa” của con

Cha mẹ dãy dạy con về những vùng cấm trên cơ thể. Đặc biệt, dạy con khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực “cấm địa”. Con tuyệt đối không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.

Dạy trẻ vùng cấm địa
Con tuyệt đối không cho ai đụng vào vùng “cấm địa” trên cơ thể

Trên thực tế, có nhiều người lớn “vô tư” coi việc động chạm vào các bộ phận trên cơ thể trẻ con là bày tỏ tình cảm.Trong trường hợp đó, các con nên hét váng lên thật to để bày tỏ sự không hài lòng. Dù người quen hay người lạ, khi nghe con hét lên họ cũng hoảng sợ và rụt tay lại ngay. Sau đó con nói với họ thật cương quyết: Con không thích bị sờ vào người, cô/chú/bác/ông/bà còn làm thế, con sẽ mách công an.

Cách ứng xử đối với người lạ

Cha mẹ hãy dạy con khi bố mẹ không có nhà, con không mở cửa cho khách. Trả lời khách lịch sự rằng “nhà con không có người ở nhà” rồi về phòng. Nếu trên đường có người rủ con đi, con tuyệt đối tránh xa họ. Nếu họ đi theo con, hãy đến chỗ các chú công an rồi nhờ chú đưa về. Dạy con nhớ tên, số điện thoại của bố mẹ để gọi. Nếu không có chú công an ở gần đó thì chạy lại phía các bà phụ nữ già nhất. Cần thiết thì đưa bà qua đường. Kẻ gian (nếu có) sẽ nghĩ là con gặp người thân và bỏ đi.

Dạy con thoát thân khi bị kẻ gian giữ chặt

Khi bị giữ chặt, con có thể hô lên “cháy nhà”. Nó sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao ra ngoài để xem. Kẻ gian nghe thấy giật mình sợ hãi nên có thể giật tay ra và chạy thật nhanh.

Dạy con phòng tránh xâm hại
Trang bị kiến thức thoát thân cho con để trẻ tránh bị xâm hại

Con cũng có thể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa của bụng kẻ gian. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh, sẽ làm kẻ gian đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi.

Cha mẹ cũng nên lưu ý:

  • Hạn chế việc đưa hình ảnh của con lên mạng, đặc biệt là hình ảnh lộ các bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Việc làm này không chỉ để lộ thông tin cá nhân mà còn khơi gợi bản năng lệch lạc, thú tính của những kẻ xấu từ đó khiến chúng có thể thực hiện hành vi dâm ô, xâm hại với trẻ khi có cơ hội.
  • Cha mẹ dành thời gian chia sẻ, gần gũi, trò chuyện và quan tâm đến con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Luôn nhắc nhở và dạy con cách chủ động bảo vệ bản thân theo quy tắc đồ lót và vòng tròn.

Để bảo vệ con tốt nhất, ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy chủ động dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình.

Xem thêm:

Dậy con đúng cách mới là cha mẹ giỏi

Những điều hay cha mẹ nên dậy con từ nhỏ

5/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: