Hiện tượng điện thoại đang sử dụng nhưng bị nóng lên khiến nhiều người lo lắng về tình trạng máy hoặc độ an toàn sử dụng. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy, một chiếc điện thoại nóng còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bạn. Tìm hiều ngay những nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng để tránh nguy hiểm.
Mục Lục
- 1 Điện thoại bị nóng nếu sử dụng hoặc để dưới trời nắng nóng
- 2 Đặt điện thoại gần các thiết bị điện tử khác
- 3 Thường xuyên để điện thoại trong túi làm điện thoại nóng
- 4 Sử dụng nhiều chức năng không cần thiết
- 5 Để ốp điện thoại thường xuyên dẫn đến điện thoại bị nóng
- 6 Bật các kết nối không dây thường xuyên
- 7 Không sử dụng các chế độ bảo vệ điện thoại
- 8 Sử dụng các tính năng nặng trong thời gian quá dài
- 9 Sạc pin không đúng cách
- 10 Không cập nhật thường xuyên cũng có thể làm điện thoại bị nóng
Điện thoại bị nóng nếu sử dụng hoặc để dưới trời nắng nóng
Điện thoại có thể nóng lên nhanh chóng nếu bị để quá lâu dưới mức nhiệt từ khoảng 35 độ C trở lên. Vì vậy, hãy tránh sử dụng điện thoại trong các môi trường có nhiệt độ cao như trên bãi biển, trong ô tô hay thậm chí là trong các quán ăn ngoài trời…
Đặt điện thoại gần các thiết bị điện tử khác
Hầu hết các thiết bị điện tử đều bị nóng lên nếu thời gian sử dụng dài. Việc để chúng quá gần nhau sẽ dẫn đến hiện tượng truyền nhiệt, khiến các thiết bị cùng bị giảm hiệu suất và tuổi thọ. Điện thoại bị nóng lên cũng có thể do nguyên nhân này.
Thường xuyên để điện thoại trong túi làm điện thoại nóng
Khi để trong túi quần hoặc túi áo, điện thoại sẽ dễ dàng bị nhiệt độ từ cơ thể ảnh hưởng, gây giảm hiệu năng và nóng lên nhanh chóng.
Sử dụng nhiều chức năng không cần thiết
Không có bộ phận tản nhiệt như máy tính, điện thoại có thể bị nóng lên khi phải chạy quá nhiều ứng dụng và chương trình cùng lúc. Vì vậy, hãy kiểm tra thường xuyên và tắt các chức năng như làm mới nền, định vị… khi không thực sự cần.
Để ốp điện thoại thường xuyên dẫn đến điện thoại bị nóng
Dù mang tác dụng bảo vệ điện thoại trong trường hợp rơi vỡ, những chiếc ốp lại đồng thời cản trở sự thông thoáng và quá trình làm mát tự nhiên của điện thoại. Vì vậy, bạn có thể tranh thủ thời gian sạc để cởi bỏ loại phụ kiện này hoặc chủ động tháo bỏ chúng vào những ngày nắng nóng nếu không thật sự cần thiết.
Bật các kết nối không dây thường xuyên
Các kết nối không dây như Bluetooth, Wi-fi… có thể hoạt động cả khi không có nhu cầu mà chúng ta không hề biết. Chủ động tắt các loại kết nối này cũng là một cách tốt để giảm thiểu lượng công việc cho điện thoại, từ đó giúp chúng giảm tình trạng nóng lên.
Không sử dụng các chế độ bảo vệ điện thoại
Một số chế độ như ban đêm hay máy bay có thể giúp giảm công việc trên màn hình, từ đó sản sinh ít nhiệt hơn và bảo vệ máy tốt hơn, tránh làm điện thoại bị nóng
Sử dụng các tính năng nặng trong thời gian quá dài
Các tính năng như chơi trò chơi, xem phim… nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ buộc bộ vi xử lí của điện thoại hoạt động nhiều và nặng hơn, từ đó khiến máy nóng lên một cách nhanh chóng, gây nguy hại.
Sạc pin không đúng cách
Một số sai lầm thường gặp khiến điện thoại bị nóng lên khi sạc là vừa sạc vừa sử dụng, đặt dưới gối hoặc trên các bề mặt không thông gió khác…
Không cập nhật thường xuyên cũng có thể làm điện thoại bị nóng
Việc cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng giúp sửa lỗi, cải thiện quá trình sử dụng, từ đó tăng hiệu năng và giảm thiểu lượng thông tin cần xử lí của điện thoại. Ngoài ra, hãy tự tạo cho mình thói quen dọn dẹp, xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết để giảm gánh nặng cho cả pin và bộ xử lý của máy.
Vậy nên, khi sử dụng điện thoại cần chú ý đến nhiệt của nó. Một số giải pháp tạm thời khi điện thoại nóng lên: Tắt điện thoại cho đến khi nhiệt độ quay lại mức bình thường, đặt trong các môi trường mát mẻ như gần quạt hay trong phòng điều hòa. Bạn có thể tham khảo cách giảm nóng và giật lag cho điện thoại khi cày game để sử dụng an toàn hơn.
Xem thêm: