Notification hoạt động như thế nào? Tắt bớt thông báo có tiết kiệm pin không?

Notification, hay còn gọi là thông báo trên điện thoại, không phải do app tự “kéo” về như cách mà bạn thường nghĩ. Thay vào đó, iOS và Android có cơ chế riêng để nhận notification ngay cả khi bạn đã tắt app, và cơ chế này nhằm đảm bảo trải nghiệm của bạn vẫn tốt, máy không hao pin nhanh mà bạn vẫn nhận được các cập nhật của mình một cách kịp thời.

Notification hoạt động như thế nào? Tắt bớt thông báo có tiết kiệm pin không?

Có 2 loại notification trên iOS và Android

Loại thứ 1: push notification, hay còn gọi là remote notification, là thông báo do máy chủ của một dịch vụ nào đó gửi cho bạn khi có các thay đổi, ví dụ khi có ai đó like bài của bạn trên Tinh tế, server của Tinh tế sẽ gửi cho bạn một thông báo. Khi bạn được công ty chuyển lương, server của ngân hàng sẽ gửi thông báo cho bạn. Hay khi bạn đang theo dõi một channel trên YouTube mà họ đăng video mới, bạn sẽ được thông báo từ server của YouTube. Do được gửi từ server của dịch vụ mà bạn dùng nên mới gọi là “remote”, tức là nó ở xa, không phải nằm trên máy của bạn.

Notification hoạt động như thế nào? Tắt bớt thông báo có tiết kiệm pin không?

Loại thứ 2: local notification, hay có người gọi là on-device notification, là những thông báo từ các app chạy nội bộ trên điện thoại của bạn, nó được kích hoạt từ một sự kiện diễn ra trên thiết bị, không phải từ máy chủ. Ví dụ, khi bạn download xong một file thì app báo “đã hoàn thành”, hay khi bạn hẹn giờ báo thức thì đến đúng giờ nó sẽ hiện thông báo lên.

Trên iOS và Android đều phân làm hai loại như thế, cách hoạt động của tụi nó cũng tương tự như nhau mà thôi.

Notification hoạt động như thế nào? Tắt bớt thông báo có tiết kiệm pin không?

Ngoài ra còn có một loại thứ 3 nữa gọi là Background/Data notification. Thông báo dạng này sẽ không có bất kì thứ gì hiện lên cho bạn xem, cũng không có âm thanh gì phát ra, cũng không hiện số đếm thông báo. Data notification được sử dụng để giúp app cập nhật thông tin mới ngay cả khi nó đang không chạy, chẳng hạn như app tin tức lâu lâu mới lên bài mới, thì họ có thể dùng data notification để update sẵn nội dung, khi bạn mở app ra là thấy ngay.

Trên iOS và Android, nếu bạn force close một app thì nó không thể nhận data notification, và data notification cũng thuộc dạng ưu tiên thấp, hệ điều hành không đảm bảo app sẽ nhận được. Data notification cũng bị giám sát số lượng, nếu quá nhiều thì iOS và Android sẽ chặn. Con số chính xác không được tiết lộ, nhưng Apple khuyên các app không được gửi nhiều hơn 2 hoặc 3 tin mỗi giờ.

Push notification được gửi đến máy của bạn như thế nào?

Local notification thì dễ hiểu rồi, những gì xảy ra trên điện thoại, iPhone, iPad của bạn thì nó lòng vòng trong máy thôi. Nhưng làm sao một máy chủ ở xa có thể đưa thông báo đến cho bạn xem? Để làm được việc này, Google và Apple đã xây dựng nên một giải pháp rất hay để vận hành. Với những máy nào không có Google Play Services, ví dụ các máy của Huawei chẳng hạn, thì họ tự xây dựng một giải pháp tương tự chứ không cần đến Google.

Mô hình của giải pháp này như sau:

Notification hoạt động như thế nào? Tắt bớt thông báo có tiết kiệm pin không?

Như bạn thấy đó, trong luồng trên không có một đường nào là app trên điện thoại tự “kéo” thông báo về như cách mà chúng ta thường hiểu. Thay vào đó, thông báo sẽ được gửi đến bạn nhờ vào hai dịch vụ là Apple Push Notification Service (APNS) và Google Firebase Cloud Messaging (FCM). Hai dịch vụ này là hàng chính chủ, của riêng hệ điều hành nên chúng có thể duy trì kết nối với điện thoại một cách liên tục và không gây hết pin nhanh.

Nếu để cho app “tự kéo” thông báo, app sẽ cần phải duy trì kết nối liên tục với máy chủ của app, như vậy sẽ rất hao pin nếu không được triển khai một cách chuẩn chỉnh. Mà với số lượng app lên đến hàng triệu, không có cách nào đảm bảo app sẽ triển khai đúng cách nên tốt nhất là Apple, Google chặn luôn cho an toàn.

Ngoài ra, cơ chế trên còn đảm bảo rằng ngay cả khi app không chạy (dù là mở app foreground hay không chạy background), bạn vẫn nhận được thông báo bình thường. Ví dụ, app ngân hàng đâu phải lúc nào cũng hoạt động, lâu lâu bạn mới mở nó ra một lần cơ mà, và rõ ràng app ngân hàng cũng chẳng cần phải chạy nền làm gì cả. Mà khi nó không chạy liên tục thì không thể tự “kéo” thông báo được. Nếu không có APNS hay FCM, bạn sẽ bị bỏ lỡ thông báo mất, còn nhờ có sự trung gian của Apple, Google mà thông báo vẫn đến được với điện thoại của bạn kịp thời.

Mọi app trên Android và iOS đều phải gửi thông báo theo cách này, không có ngoại lệ. Như mình nói ở trên, với điện thoại Huawei không có Google Play thì họ tự dùng dịch vụ tương tự, gọi là Huawei Mobile Services (HMS), còn quy trình hoạt động là như nhau.

Trong các thông báo, thường sẽ đi kèm theo một số thông tin như tiêu đề, nội dung thông báo, icon cần hiển thị, màu sắc, hình ảnh muốn hiện ra, nếu bấm vô thông báo thì sẽ mở ra màn hình nào và tải nội dung gì. Sau này iOS và Android còn có thêm các nút chức năng để thông báo hoạt động nữa. Những dữ liệu này thường được gọi là “payload” và sẽ nằm trong thông báo gửi từ server đến Apple / Google và gửi tiếp xuống máy của bạn.

Tắt thông báo của một app có khiến máy đỡ hao pin hơn không

Thực tế sử dụng của mình là mức hao pin này rất nhỏ, không đáng kể, nên cách này không có lợi ích thực tế. Thông báo được gửi từ server nên bạn tắt app, chặn app thì cũng không giúp được mấy do trên điện thoại của bạn vẫn còn cả chục app khác cần đến notification, và kết nối từ iOS, Android lên APNS hay FCM vẫn luôn được duy trì dù bạn có tắt tùy chọn thông báo của app đi nên cũng không hữu ích cho việc tiết kiệm pin. Có chăng là đỡ hao được chút lúc màn hình sáng lên khi có thông báo tới, nhưng nó cũng chỉ kéo dài trong khoảng 10 giây rồi tắt, so với mỗi lần bạn mở máy lên dùng liên tục, so với việc bạn dùng 4G 5G, xem video online, chơi game, xài Facebook… thì mức này quá nhỏ, không cần phải để tâm nhiều cho mệt.

Tùy chọn tắt thông báo trên các hệ điều hành là nhằm cho bạn một sự kiểm soát với việc nhận thông báo, tránh bị các app lạm dụng và làm bạn cảm thấy phiền.

Muốn tiết kiệm pin, hãy bật chế độ tiết kiệm pin của iOS và Android, lúc đó nó giới hạn kết nối mạng nói chung từ tầng hệ điều hành, giới hạn các tiến trình chạy nền và nhiều thứ khác nữa, lúc đó mới thật sự là kéo dài được thời gian dùng pin của bạn.

 

Xem thêm:

YouTube Premium là gì? Có lợi ích gì? Phí đăng ký có đắt không?

Chia sẻ mẹo chụp ảnh bằng điện thoại đẹp từ các chuyên gia trong ngành

4.9/5 (9 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: