Sữa thực vật hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, đây cũng là từ khóa có lượng tìm kiếm cao trong những năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mơ hồ chưa thực sự hiểu rõ thế nào là sữa thực vật? Sữa thực vật có từ đâu? khác gì so với các loại sữa động vật? Và hiện trên thị trường có các sản phẩm sữa thực vật nào?…. Hầu hết mọi người chỉ nghe và nghĩ sữa thực vật sẽ tốt hơn sữa động vật, nhưng có thực sự như thế không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bài viết có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và trích dẫn từ trang báo của tổ chức FDA (Hoa Kỳ)
-
Mục Lục
Nguồn gốc sữa thực vật:
Sữa thực vật có nguồn gốc từ các loại hạt, củ của thực vật như đậu nành, hạnh nhân, yến mạch, gạo… Sữa thực vật đã xuất hiện tại các nước châu Âu từ thế kỷ 14, trải qua nhiều thế kỷ nghiên cứu và phát triển, ngày nay sữa thực vật đã có chất lượng rất tốt, có thể dùng thay thế cho trẻ nhỏ, đảm bảo các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Các loại thực vật được sử dụng để làm ra sữa bao gồm:
- Các loại ngũ cốc: Gạo lứt nảy mầm, lúa mạch , fonio , ngô , kê , yến mạch , gạo , lúa mạch đen , lúa miến , teff , triticale , lúa mì
- Các loại cây : rau dền , kiều mạch , quinoa
- Các loại đậu : lupin , đậu Hà Lan , đậu phộng , đậu nành
- Các loại hạt: hạnh nhân , Brazil , hạt điều , quả phỉ , hạt mắc ca , hồ đào , quả hồ trăn , quả óc chó
- Hạt: hạt chia , hạt lanh , hạt gai dầu , hạt bí ngô , hạt mè , hạt hướng dương
Để tạo được ra thành phẩm, sữa từ thực vật cũng đòi hỏi các quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt và khắt khe, các bước được liệt kê như dưới đây:
- Làm sạch, ngâm và tách hạt đậu hay các loại hạt khác
- Nghiền nguyên liệu ban đầu thành bột hoặc nhũ tương
- Đun nóng nguyên liệu thực vật đã qua chế biến để làm biến tính các enzym lipoxidase để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đến hương vị
- Loại bỏ chất rắn có thể lắng như xơ, bã bằng cách lọc qua các bộ lọc
- Thêm nước, đường (hoặc chất thay thế đường ) và các thành phần dinh dưỡng khác để cải thiện hương vị, mùi thơm và hàm lượng vi chất dinh dưỡng
- Thanh trùng chất lỏng trước khi chuyển thành sữa
- Đồng nhất chất lỏng để phá vỡ các hạt và hòa tan các vi chất để tạo cảm giác ngon miệng
- Đóng gói, dán nhãn và bảo quản ở 1 ° C (34 ° F) đối với sữa nước, ở nhiệt độ thường đối với sữa bột
2. Sữa thực vật khác gì sữa động vật?
Có rất nhiều sự khác nhau giữa 2 loại sữa này, chúng ta hãy cùng so sánh một vài điểm như sau:
- Về nguồn gốc: Cái này chắc không cần nói nhiều bởi nghe tên chúng ta đã biết rồi. Sữa động vật được lấy từ những loại vật nuôi lấy sữa như bò, dê.. Còn sữa thực vật được triết xuất từ các loại hạt, củ, cây…
- Về giá trị dinh dưỡng: Sự khác biệt lớn nhất nằm ở thành phần Protein trong sữa. Sữa bò tự nhiên chứa nhiều protein, canxi, riboflavin và kali còn đa số sữa thực vật thiếu hụt lượng Protein cần cho sự phát triển hình thành tế bào ở người, Tuy nhiên ở một số loại sữa thực vật như Miwako A+ có được bổ sung khá nhiều Protein từ hạt đậu vàng, nên cũng không cần quá lo lắng
- Về hương vị: Sữa động vật có mùi vị đặc trưng, còn sữa thực vật khá đa dạng về mùi vị do được triết xuất từ nhiều thành phần hạt khác nhau như vị gạo, vị vani, vị ca cao
- Đặc tính khác: Sữa động vật có chứa nhiều chất béo và carbohydrate. Các nhà nghiên cứu cho biết nó cũng chứa một số đặc tính chống vi khuẩn và đã được chứng minh là giúp trẻ sơ sinh chống lại cơn sốt và nhiễm trùng đường hô hấp. Nhưng khoa học cũng thừa nhận rằng sữa bò cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Nó có thể mang trong mình mầm bệnh có hại, bao gồm cả vi khuẩn salmonella và E.coli . Trong khi đó sữa thực vật đảm bảo sạch hoàn toàn, không chứa các nguy cơ tiềm ẩn bởi quá trình sản xuất của nó phải qua công đoạn làm chín, thanh trùng như đã nói ở phần 1 của bài viết này!
- Về đối tượng sử dụng: Có rất nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em bị dị ứng với sữa bò, sử dụng sữa bò nói riêng hay sữa động vật nói chung gây dị ứng, nổi mề đay, nặng hơn còn có những trường hợp sốc phản vệ. Còn người lớn, nhiều người không dung nạp lactose, có nghĩa là trong cơ thể họ thiếu một loại enzym đường tiêu hóa quan trọng để hấp thu các loại thực phẩm chứa nhiều lactose như sữa động vật. Những người này chiếm tỷ lệ cao ở người da đen, người châu Á và người Mỹ bản địa. Còn đối với sữa thực vật cho tới nay chưa ghi nhận trường hợp nào dị ứng sữa thực vật, bởi nguyên thủy con người sinh ra với hệ tiêu hóa thực vật, do quá trình phát triển mới chuyển thành ăn tạp, vậy nên những thứ nguồn gốc thực vật vẫn tốt hơn cho sự tiêu hóa ở người! Thâm nữa, với xu hướng ăn chay 1 phần hoặc thuần chay ở một số gia đình thì sữa thực vật là lựa chọn sáng suốt
3. Sữa thực vật có dùng cho trẻ nhỏ được không?
Như đã phân tích ở trên về nguốc gốc, chất lượng và công dụng, chúng ta có thể thấy sữa thực vật phù hợp cho mọi đối tượng, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh cần rất nhiều các chất đạm, protein và các kháng nguyên nên được khuyến cáo sử dụng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, nếu không có sữa mẹ thì buộc sử dụng sữa bò thay thế, còn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên hoàn toàn có thể yên tâm để trẻ sử dụng các loại sữa thực vật hữu cơ, tuy nhiên cũng cần lưu ý lựa chọn đúng loại sữa pha công thức để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện cho bé!
4. Có tự làm sữa thực vật cho trẻ được không?
Nếu bạn tìm kiếm cụm từ: “tự làm sữa thực vật cho bé” lên google, sẽ có tới 32 triệu kết quả trả về, quả là thời đại 4.0, cái gì không biết thì lên tra google. Quả thật, được tự tay làm ra những thức ăn ngon, đồ uống ngon cho con là niềm vui, là hạnh phúc của mỗi bậc cha mẹ, Các mẹ hoàn toàn có thể chế biến sữa hạt theo các công thức đã được phổ biến trên internet. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại sữa thực vật được đóng hộp từ các thương hiệu lớn bởi các lý do sau đây:
- Về vệ sinh an toàn thực phẩm: Sữa hạt tự làm khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bởi các loại hạt bạn mua có thể không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị hỏng, nấm mốc, quá hạn sử dụng, các dụng cụ chế biến như nồi niêu xoong chảo ko đảm bảo vệ sinh tiệt trùng, các chai, lọ, cốc đựng sữa có thể nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh. Đó là một số nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho trẻ, trong khi đó hệ tiêu hóa ở trẻ còn khá yếu, dễ bị nhiễm khuẩn.
- Về giá trị dinh dưỡng: Hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây!
Sữa bò (nguyên chất) |
Sữa đậu nành (không đường) |
Sữa hạnh nhân (không đường) |
Sữa gạo (không đường) |
|
Dinh dưỡng trung bình trong 1 ly (230ml) |
– 150 kcalo – 12g carbs – 8g chất béo – 8g chất đạm |
– 80 kcal – 4g carbs – 4g chất béo – 7g chất đạm |
– 45 kcalo – 1g carbs – 3g chất béo -1g chất đạm |
– 120 kcalo – 22g carbs – 2g chất béo <1g chất đạm |
Lợi ích |
-Cung cấp nhiều chất đạm thiết yếu. -Nhiều loại tiện dụng cho nhiều mục đích sử dụng như sữa tiệt trùng, sữa organic… |
– Nguồn cung cấp kali, canxi, vitamin A, B12 và D dồi dào. – Chứa nhiều chất đạm, ít calo và ít chất béo hòa tan – Phù hợp cho người muốn kiểm soát cân nặng. |
– Ít calo, giàu canxi, vitamin A và D. – Không chứa lactose. |
– Ít gây dị ứng cho người dùng. – Chứa nhiều canxi, vitamin A và D. – Có vị ngọt tự nhiên, tốt cho sức khỏe. |
Hạn chế |
– Có nhiều calo và chất béo. – Không phù hợp với người không dung nạp lactose. – Lo ngại về hormone tăng trưởng có trong sữa. |
– Chứa chất dị ứng, cân nhắc khi dùng cho trẻ nhỏ. – Lo ngại về giống đậu nành có thể bị biến đổi gen trước khi làm thành đồ uống, nếu uống nhiều không tốt cho sức khỏe. |
– Có thể chứa carrageenn gây ra vấn đề tiêu hóa ở một số người. – Lo ngại về môi trường trồng hạt hạnh nhân có thể bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. |
– Chứa nhiều carbs, không phù hợp cho người tiểu đường. – Ít chất đạm. – Có thể chứa arsen vô cơ nên tránh dùng nhiều vì có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. |
Dễ nhận thấy rằng, mỗi loại sữa hạt có giá trị dinh dưỡng khác nhau, khi bạn làm một cách thủ công, 1 hoặc vài loại hạt có thể tạo nên 1 ly sữa thơm ngon, nhưng giá trị dinh dưỡng là chưa đủ, nếu không nói là thiếu hụt các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ!
Nếu bé trải đã vượt qua 5 tuổi, với những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng thì Ok, bạn có thể tự làm sữa hạt, sữa nào cũng tốt cả, Tuy nhiên nếu trẻ dưới độ tuổi đó thì một ly sữa tự làm là chưa đảm bảo.
Vậy giải pháp là gì?
Là sử dụng các loại sữa thực vật hữu cơ đóng hộp để thay thế bởi vì:
- Các loại sữa thực vật hữu cơ được sản xuất trên quy trình khép kín từ khâu trồng cây nguyên liệu, đến chế biến, đảm bảo sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tất cả đều theo quy trình nghiêm ngặt và được kiểm soát bởi các tổ chức độc lập
- Giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển toàn diện của trẻ: Nếu như bạn tự làm sữa hạt, bạn chỉ làm được vài loại hạt phổ biến dễ mua, thì sữa chế biến sẵn được triết xuất từ 10-20 loại hạt, cây, củ khác nhau. Hơn thế nữa, dòng sữa cho trẻ nhỏ sẽ được bổ sung thêm các vi chất như các loại Vitamin,các loại khoáng chất như canxi, sắt, kẽm…tăng cường Axit Folic
- Ngoài ra, để làm được 1 bình sữa hạt cho con, bạn sẽ mất rất nhiều công sức từ đi mua các loại hạt, về chế biến thành sữa, có nhanh cũng phải mất nửa ngày, thành ra giá thành cho 1 cốc sữa là quá đắt, làm nhiều thì ko để được lâu, làm ít thì vẫn mất ngần đó công, thành thử ra tưởng rẻ mà không hề rẻ chút nào
Nhưng bạn lại lăn tăn về vấn đề nguồn gốc, vệ sinh an toàn? Bạn thắc mắc là liệu các loại sữa thực vật hữu cơ cho bé bán trên thị trường có đảm bảo chất lượng không? có đúng như quảng cáo của các hãng không?? thì tôi xin gỡ rối giúp bạn luôn để các mẹ yên tâm:
- Nên chọn các loại sữa thực vật từ các thương hiệu lớn như DR OATCARE (Singapore) , So Good (Australia), Doctor One (Singapore) và phổ biến nhất là sữa Miwako đến từ Malaysia bởi đây đều là các tập đoàn lớn chuyên sản xuất các sản phẩm sữa thực vật với quy trình khép kín từ trồng cây nguyên liệu, đến chế biến thành phẩm, các sản phẩm sữa thực vật hữu cơ cho bé được nghiên cứu và bổ sung thêm đầy đủ các chất vi lượng giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên đó chỉ là quảng cáo, liệu có tin được không?
- Hàng trăm ngàn người có chung câu hỏi như bạn, và để mọi người yên tâm về chất lượng, thì hãy xem trên hộp sữa có những loại chứng nhận nào, của cơ quan nào cấp, điều đó là đáng tin cậy nhất. Với loại sữa hạt nếu được gắn nhãn chứng nhận bởi USDA (Hoa kỳ) thì chất lượng hoàn toàn đúng với quảng cáo, Dành cho bạn nào chưa biết USDA là tổ chức nào thì mình cũng nói qua, USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) . Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến,… Mời các bạn đọc thêm trên internet, hiểu nôm na là những SP được cấp chứng nhận này là có thể lưu hành toàn thế giới, an toàn cho tất cả mọi người.
- Nếu bạn vẫn lăn tăn rằng như hãng sữa tự ý đóng nhãn chứng nhận USDA thì sao?? Ồ không, chuyện đó là không thể, vì hãng sữa sẽ bị kiện thẳng tay và đối mặt với những bản án kinh tế mà thiệt hại là ko thể đo lường. Thêm nữa, khi nhập khẩu về Việt Nam, cũng cần phải thông qua khá nhiều cơ quan ban nghành, bộ y tế cấp phép lưu hành, họ sẽ đều kiểm chứng những thông tin in trên bao bì, đồng thời kiểm tra chất lượng xem có đúng với mô tả sản phẩm không. Với các thực phẩm nhập khẩu liên quan đến sức khỏe thì mọi người yên tâm, chất lượng phải đảm bảo tuyệt đối. Nhất là thực phẩm cho trẻ em, những mầm non của đất nước.
Vậy hi vọng, qua bài viết này, các mẹ đã có cái nhìn toàn diện hơn về sự khác nhau cơ bản giữa sữa thực vật và sữa động vật, cũng hiểu rõ hơn về các loại sữa thực vật để từ đó yên tâm sử dụng. Với xu hướng ngày càng văn minh hiện đại thì việc lựa chọn các sản phẩm thuần chay luôn là sự ưu tiên hàng đầu, Và nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy comment bên dưới để được giải đáp!
Nếu các mẹ có nhu cầu tư vấn về sữa hạt hữu cơ Organic thì liên hệ số Ms Dương – Chuyên gia dinh dưỡng về các loại sữa hạt để được tư vấn nhé, số là 0362.752.603 , hiện mình cũng đang cho con dùng sữa của bên bạn này phân phối, con trộm vía rất khỏe và thông minh!
Xem thêm: