Hầu hết mọi người đều từng nhịn tiểu vài lần trong ngày. Đây dần trở thành một thói quen phổ biến ở thời hiện đại khi chúng ta ngày càng có nhiều công việc cần giải quyết trước. Tuy nhiên, việc nhịn tiểu quá lâu một cách thường xuyên có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm về thận và các vùng liên quan. Vậy nhịn tiểu quá lâu có tác hại gì?
Mục Lục
Nhịn tiểu quá lâu có tác hại gì?
Khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ giãn ra, kéo căng theo các cơ vòng bên ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát các cơ vòng, khiến nước tiểu rò rỉ. Việc liên tục nhịn tiểu cũng khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu.
Hành động này lặp lại quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già. Nước tiểu trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi gây các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.
Thậm chí, nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận và dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương thận. Những bệnh lý phổ biến liên quan đến nhịn tiểu sau đây
Tiểu không kiểm soát
Việc nhịn tiểu quá lâu trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ. Tổn thương cơ sàn chậu mà một trong những cơ này là cơ thắt niệu đạo, giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài.
Do đó dễ dẫn đến tiểu són, tiểu dắt. Bệnh gây nhiều phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy không nguy hiểm và hiện có nhiều phương pháp chữa trị nhưng hiệu quả lại không triệt để.
Vì vậy chúng ta cần hạn chế các nguy cơ có thể dẫn đến bệnh, đơn giản nhất chính là cố gắng không nhịn tiểu quá nhiều.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI)
Nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận.
Phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai) dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn nếu xảy ra ở nam giới.
Đối với trẻ nhỏ, nhiễm trùng tiểu có thể gây biến chứng sẹo thận hoặc là tiền thân của bệnh tăng huyết áp.
Các triệu chứng phổ biến đặc trưng gồm nước tiểu đục hoặc có máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác buốt rát khi đi tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh đường uống, còn nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Viêm bàng quang kẽ
việc giữ nước tiểu quá lâu cũng có thể gây viêm bàng quang kẽ với các triệu chứng đi tiểu thường xuyên và khung xương chậu đau đớn. Bệnh chỉ chủ yếu được điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng
Suy thận
Là biến chứng sau cùng của các bệnh lý liên quan tới tiết niệu. Ở đây nguyên nhân dẫn tới suy thận được xác định là do nhịn tiểu quá lâu làm nước tiểu chảy ngược về thận gây suy thận.
Triệu chứng của bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận không lọc được các độc tố và chất thải ra khỏi máu khiến cơ thể bầm tím. Phân có máu và thể trạng cực kì giảm sút.
Phương pháp điều trị khi bệnh nhân suy thận là cân bằng lượng chất lỏng trong máu và thải độc tố ra khỏi cơ thể để phục hồi chức năng thận. Khi thận suy quá nặng thì chạy thận hoặc thậm chí ghép thận là phương pháp bắt buộc.
Nhịn tiểu không phải là một thói quen tốt cho cơ thể đặc biệt là đối với hệ tiết niệu, chính vì vậy dù trong bất kể trường hợp nào cần hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể. Khi đã có các dấu hiệu ban đầu liên quan tới tiết niệu thì cần được thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.