Tiêm chủng Vắc xin và những điều cần lưu ý

Dịch bệnh Covid-19 đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được kiểm soát trên nhiều quốc gia, Vắc xin Covid-19 tuy rằng đã được phát triển và bắt đầu đưa vào tiêm chủng đại trà nhưng số lượng còn quá ít. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn ra phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng không?. Và Loại vắc xin nào có thể được trì hoãn lịch tiêm, loại vắc xin nào không thể? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiêm chủng vắc xin
Tiêm chủng vắc xin

1. Tầm quan trọng của việc tiêm vaccine đúng lịch

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vắc xin theo đúng lịch hẹn. Việc trì hoãn lịch tiêm chủng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi…trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.

Trong tình hình hiện nay, việc tiêm chủng vắc xin đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng tránh được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt các phụ huynh sẽ rất hoảng sợ không biết triệu chứng này do Covid-19 hay do bệnh khác vì một số triệu chứng của nhiễm Covid-19 giống như cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác

Có thể bạn chưa biết, Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện. Vậy nên việc tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Giúp cơ thể trẻ nhận ra được các mầm bệnh và sự sản sinh kháng thể tiêu diệt. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh luôn cập nhật thông tin đúng đủ về chủng Covid -19 này để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi Virus Corona.

Những khu vực không có dịch các phụ huynh vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tốt nhất hãy tránh những nơi tụ tập đông người, và nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng cơ sở vật chất đảm bảo.

Khám sàng lọc tiêm chủng
Khám sàng lọc tiêm chủng

2. Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn. Tránh những trường hợp phản ứng vắc xin không mong muốn

 

3. Những vắc xin không thể trì hoãn tiêm phòng

Trong đó có 4 loại vắc xin mẹ bắt buộc phải tiêm để đảm bảo sức khỏe cho con:

Vắc xin viêm gan B
Vắc xin viêm gan B
  • Vắc-xin viêm gan B: Sau khi trẻ sơ sinh ra đời, liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên được tiêm cho trẻ sơ sinh.
  • Tiêm vắc xin lao BCG: Khi trẻ được 28 ngày tuổi, bé sẽ được tiêm vắc xin BCG để phòng bệnh lao.
  • Vắc-xin phòng bệnh dại Tiêm ngừa cơ bản: Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28. Tiêm nhắc lại: Sau 1 năm, 5 năm tiêm lại một lần.
  • Vắc xin uốn ván : Khi trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi cần tiêm 03 mũi vắc-xin 5in1 (bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván,bại liệt và viêm não do vi khuẩn HIB) hoặc 6 in1( bao gồm bạch hầu, ho gà , uốn ván, bại liệt , HiB và viêm gan B) – 18 tháng tuổi trẻ sẽ được tiêm nhắc lại mũi vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván ( 5 in 1 hoặc 6 in 1)
    Sau khoảng thời gian từ 05 – 10 năm nên tiêm nhắc lại để bảo vệ cơ thể bởi vắc-xin uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời.

Nếu trẻ có tiền sử tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc đã nhiễm virus Covid-19, bạn cần cho trẻ cách ly trong 14 ngày. Trong vòng 14 ngày, nếu trẻ bị sốt, bạn nên ngừng tiêm phòng ngay.

4. Những loại vắc xin có thể trì hoãn tạm thời

Vì hiện tại đang là thời điểm dịch bệnh, để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, cha mẹ không nên cho trẻ đến những nơi đông người và có thể hoãn lịch tiêm chủng đối vắc xin với một số loại  được liệt kê dưới đây.

  • Vắc-xin viêm não mô cầu AC. Bệnh viêm não do não mô cầu có thể trì hoãn tạm thời vì hiện tại không phải vụ dịch và theo quy luật 3 năm mới có dịch 1 lần. Trẻ 2 tuổi bắt đầu được tiêm và cứ 3 năm nhắc lại một lần
  • Thương hàn: bệnh này lây qua đường ăn uống, nếu giữ vệ sinh ăn chín uống nước đảm bảo là có thể hạn chế được bệnh này. Vaccin này nhắc lại 3 năm 1 lần
  • Viêm gan A: Bệnh lây qua đường ăn uống nên trong giai đoạn này có thể tạm hoãn
Vắc xin HPV
Vắc xin HPV
  • Vắc-xin HPV: Vaccin phòng ung thư cổ tử cung tuổi tiêm lý tưởng từ 9 đến 13 tuổi, như vậy việc trì hoãn tạm thời trong thời điểm này không ảnh hưởng đến trẻ
    Nếu phụ huynh không chắc chắn về loại vắc-xin có thể được hoãn lại, hãy tham khảo ý kiến của sở y tế hoặc các trung tâm phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

5. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin trong đợt Covid-19

  • Các mẹ hãy nhớ. Trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng.
  • Khi đưa con đi tiêm phòng, bạn cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng.
  • Hãy đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng.
  • Sau khi tiêm phòng, hãy cho bé trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, thởi khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
  • Không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm và chú ý đến vết tiêm của trẻ, nếu vết tiêm sưng to, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở ý tế.
  • Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể bị sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
  • Trẻ em cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm bao gồm:

Thân nhiệt, nhịp thở
Sự tỉnh táo (chơi đùa), ăn, ngủ
Quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩm đỏ, phát ban)

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ.

Trên đây là những điều cơ bản cần lưu ý khi đi tiêm chủng Vắc xin trong thời kỳ dịch bện Covid-19, nếu có bất cứ câu hỏi nào hãy comment bên dưới nhé! đừng quên Follow fanpage Biết Tuốt để luôn cập nhật thông tin bổ ích nhé!

Theo Vinmec

4.9/5 (10 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: