Tìm hiểu những phong tục đặc sắc trong dịp Tết cổ truyền xưa của người dân Việt Nam

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ trọng đại của người dân Việt Nam, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới mà còn là cơ hội để tôn vinh và duy trì những phong tục truyền thống độc đáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nét đẹp văn hóa sâu sắc và tinh thần đoàn kết của người dân Việt trong dịp Tết cổ truyền xưa.

Đi thăm mộ tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu

“ Về quê ăn Tết, thăm mộ tổ tiên ”

Tết Nguyên Đán là dịp để những người con xa quê trở về bên gia đình, bên nguồn cội. Từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, không khí tất bật, rộn ràng bao trùm khắp nơi. Những người con, người cháu cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên, mang theo hương, hoa, quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Đây là nét đẹp văn hóa từ xa xưa của người Việt, là cách để con cháu thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên, cầu mong gia tiên phù hộ cho con cháu bình an, hạnh phúc, làm ăn phát tài, phát lộc.

tham-vieng-to-tien-dip-tet-nguyen-dan

Người Việt rất coi trọng tâm linh, tin rằng khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân. Phần mộ được coi là “nhà” của người đã khuất nên thường được con cháu sửa sang sạch, đẹp để đón Tết Nguyên đán bằng lễ tạ mộ – có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo và mời gia tiên “về” đón Tết. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu: “Con người có tổ có tông – Như cây có cội, như sông có nguồn”, thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc sống mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, đất khách quê người nhưng cứ đến ngày này, chốn quay về vẫn là gia đình.

cung-le-moi-to-tien-ve-an-tet-cung-con-chau

Tục dựng cây nêu trong những ngày Tết cổ truyền

Đã từ rất lâu rồi, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại nô nức dựng cây nêu trước cổng, Thói quen này đã trở thành một phong tục truyền thống vô cùng đẹp đẽ của người dân Việt Nam vẫn còn giữ được đến tận bây giờ, Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp – là ngày mà Ông Công, Ông Táo về chầu trời. Việc dựng cây nêu trước ngõ với mong muốn sẽ xua đuổi được tà ma, quỷ dữ khi không có thần linh coi giữ.

tuc-le-dung-cay-neu-trong-ngay-le-co-truyen

Cây nêu được dựng lên bằng một cây tre to, dài khoảng 6m. Tùy vào mỗi vùng miền mà đồ vật treo trên cây nêu có thể khác nhau. Có những vùng miền treo cờ trên cây nêu, hay đèn lồng để tổ tiên có thể biết đường về với con cháu, hay có những vùng miền lại treo kim loại để khi gió thổi phát ra tiếng động kêu leng keng để cảnh báo qủy dữ rằng nhà có chủ, không được vào quấy phá. Ở một số vùng miền miền khác còn đốt pháo trên cây nêu với hy vọng một năm mới gia đình sẽ bình an và hạnh phúc!

treo-co-den-long-tren-cay-neu

Tục dựng cây nêu ngày Tết vẫn còn được giữ đến tận ngày nay, Tuy nhiên cách trang trí cây nêu đã có một số thay đổi để phù hợp và đa dạng hơn. Ngoài những vật liệu truyền thống thì người ta còn treo trên cây nêu những vật như câu đối đỏ, đồng tiền đỏ, trầu cau, đèn nháy,… Và ngoài tre ra, người ta còn sử dụng bất kỳ những loài cây nào có kiểu dáng chiều cao tương tự để dựng cây nêu khiến cây nêu ngày càng trở nên đa dạng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của ông cha ta từ thời xa xưa!

cay-neu-ngay-nay-duoc-dung-trong-dip-tet-co-truyen

Gói bánh chưng, bánh tét

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, một phong tục đẹp của người Việt Nam là gói bánh Chưng và bánh Tét. Bánh Chưng có hình vuông có màu xanh, được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Bánh Tét là một phiên bản tròn của bánh Chưng và có hình dáng dài hơn. Cả hai loại bánh đều được gói bằng lá dong để giữ cho bánh nguyên vẹn và thơm ngon.

banh-chung-banh-tet-duoc-goi-trong-dip-tet-nguyen-dan

Từ xa xưa, bánh Chưng và Bánh Tét đã mang ý nghĩa rất tâm linh, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Gia đình thường tập trung vào việc chuẩn bị và nấu bánh trong vài ngày trước Tết. Đây là dịp để gia đình tụ tập, chia sẻ câu chuyện và kỷ niệm với nhau.

gia-dinh-quay-quan-ben-nhau-goi-banh-chung

Việc gói bánh Chưng và bánh Tét thường bắt đầu từ một vài ngày trước Tết, thường là vào ngày 27, 28 hoặc 29 âm lịch, và bánh được nấu sôi từ đêm giao thừa Tết. Bánh Chưng và Bánh Tét được thường được thưởng thức trong buổi ăn cơm ngày Tết.

nhung-nguyen-lieu-goi-banh-chung

Bánh chưng được gói vuông vức, cẩn thận, từ những hạt nếp tuyển chọn, đều nhau tăm tắp, chẳng sức mẻ. Đậu xanh vàng óng, đã được tách vỏ, thịt heo phải có chút nạc chút mỡ mới thật ngon, lá dong chỉ chọn những lá xanh mượt, bản to và đều nhau. Đặc biệt, bánh chưng phải được gói bằng lá dong thì mới đúng điệu.

banh-chung-trong-mam-co-ngay-tet

Bánh chưng là biểu tượng của tình yêu gói trọn trong từng hạt nếp. Với sự khéo léo của đôi bàn tay con người, là sự yêu thương vô bờ của người Việt, bánh chưng trở thành món bánh đặc biệt và đáng quý hơn.

Chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ dịp Tết Nguyên Đán

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, một phong tục đẹp của người Việt Nam là chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Mâm ngũ quả là một bát đĩa trái cây được sắp xếp cẩn thận, tạo nên một bức tranh hài hòa và đẹp mắt. Trái cây trên mâm ngũ quả thường bao gồm 5 loại trái cây khác nhau, tuân theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Con số 5 tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có, nhiều của cải); Quý (phẩm chất sang trọng); Thọ (sống lâu trăm tuổi); Khang ( có thật nhiều sức khỏe); Ninh (cuộc sống bình an).

mam-ngu-qua-duoc-trung-tren-ban-tho-dip-tet

Các loại hoa quả trưng trên mâm ngũ quả cũng mang những ý nghĩa khác nhau như:

  • Quả bưởi, dưa hấu: hứa hẹn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn.
  • Quả hồng, quất: tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh và thành đạt.
  • Quả lê: ngụ ý cho mọi việc luôn suôn sẻ, thuận lợi.
  • Quả lựu: tượng trưng cho mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
  • Quả đào: thể hiện sự thăng tiến trong công việc.
  • Quả táo: có ý nghĩa phú quý.
  • Quả thanh long: mang ý nghĩa rồng mây gặp hội.
  • Trái dừa: có cách phát âm tương tự như “vừa” có nghĩa không thiếu.
  • Quả sung: mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình cảm,…
  • Đu đủ: mang ý nghĩa của sự đầy đủ, phồn thịnh.
  • Quả xoài: có cách phát âm na ná như “xài” có nghĩa cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Đối với người dân miền Bắc, mâm ngũ quả ngày Tết thường lựa chọn các loại trái cây tuân theo thuyết ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Chính vì thế, những loại quả trưng bày sẽ được gia chủ phối theo 5 màu: Kim (màu trắng); Mộc (màu xanh); Thủy (màu đen); Hỏa (màu đỏ); Thổ (màu vàng).

mam-ngu-qua-cua-nguoi-dan-mien-bac

Mâm ngũ quả miền Bắc đúng chuẩn phải có đầy đủ các loại trái cây như chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, ớt, quất cảnh, sung, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa:

  • Chuối phải là chuối xanh, bày biện theo nải, tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm của gia đình.
  • Bưởi màu vàng tượng trưng cho sự giàu có, gia chủ gặp nhiều may mắn.
  • Phật thủ có tác dụng lưu giữ thần, Phật và ông bà tổ tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
  • Quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được bày trí xung quanh để tô điểm sắc đỏ, màu vàng rực rỡ đẹp mắt cho mâm ngũ quả. Các loại quả này sẽ biểu tượng cho sự may mắn và thành đạt.
  • Quả dứa có hương thơm đặc trưng, thể hiện mong ước của gia chủ về một năm mới an lành, nhiều sức khỏe và phúc lộc.

Tiệc cúng tất niên

Tiệc tất niên là một trong những khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới với mong muốn rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Đây là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình. Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó “phúc lộc đề đa”, càng có nhiều may mắn.

Lễ cúng Tất niên là phong tục tập quán lâu đời, mang ý nghĩa thẩm mỹ độc đáo của dân tộc Việt Nam. Sau một năm lao động vất vả và vất vả, cả gia đình ngồi quây quần chuẩn bị đón năm mới bằng bữa cơm tất niên. Vì vậy, mâm cúng tất niên không cần quá lộng lẫy, chỉ cần có tâm ý cúng những vật phẩm gần gũi với gia đình là được.

Mâm ngũ quả là một lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên. Mâm ngũ quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc. Mâm này không được dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả bằng nhựa, các loại quả đều phải là loại ăn được và thông dụng, đẹp mắt, không bị sâu hoặc dập. Mâm ngũ quả cần được đặt 2 bên bàn thờ, không được đặt ở trước bát hương.

le-cung-tat-nien

Các món ăn trên mâm cỗ mặn sẽ được làm thịnh soạn hơn so với ngày thường và tùy thuộc vào văn hóa vùng miền sẽ có những món khác nhau. Theo phong tục tập quán ở mỗi vùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.

goi-y-mam-co-cung-tat-nien

Lì xì, chúc Tết dịp đầu năm mới

Phong tục lì xì nhân dịp đầu năm mới đã không còn gì xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam khi mỗi dịp Tết đến xuân về.

tuc-le-li-xi-nhung-ngay-dau-nam-moi

Lì xì là cách để người ta trao cho nhau những lời chúc ý nghĩa, niềm hạnh phúc, lời chúc sức khỏe, sự may mắn trong những ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, Chúc Tết lại là một cách để thể hiện tình cảm yêu thương và quan tâm đến người khác trong dịp Tết. Chúc Tết không chỉ là việc nói lời chúc mừng năm mới mà còn thể hiện lòng tri ân và tôn trọng, đồng thời mang lại niềm tin và hy vọng cho tương lai. Và ý nghĩa của phong bao lì xì không năm nằm ở số tiền bên trong mà nằm ở lời chúc, ý nghĩa tốt đẹp.

li-xi-chuc-nhau-niem-vui-binh-an-hanh-phuc-trong-nam-moi

Tục xin chữ dịp đầu năm mới

Tục xin chữ là một phong tục truyền thống phổ biến trong ngày đầu năm mới ở nhiều nước Á Đông, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, và nhiều nơi khác. Tại Trung Quốc, người dân thường đến các đền chùa, quán đình để xin chữ từ các nhà thờ phật, nhà sư, hoặc những người được coi là mang năng lượng tích cực trong dịp Tết Nguyên Đán. Tại Việt Nam, tục xin chữ cũng tồn tại trong văn hóa và thường được thực hiện tại các ngôi chùa, miếu thờ, hoặc các đền đình vào dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt thường đến những nơi này để xin lấy chữ phúc, chữ sức khỏe, chữ tài lộc, chữ an lành, và chữ thành công từ các thầy đồ.

tuc-le-xin-chu-nhan-dip-dau-nam-moi

Tục xin chữ mang theo nhiều ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là để tìm kiếm sự phúc lành và tốt lành cho năm mới. Mỗi chữ mà người xin được đại diện cho một khía cạnh cuộc sống mà họ hy vọng sẽ phát triển và thịnh vượng trong năm tiếp theo. Thứ hai, tục xin chữ thường được thực hiện tại các nơi linh thiêng như đền chùa và miếu thờ, vì vậy nó cũng mang ý nghĩa tôn giáo và tâm linh.

Tục đốt pháo trong đêm giao thừa

Tục đốt pháo hoa trong đêm giao thừa của người dân Việt Nam có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và tín ngưỡng, và nó mang theo nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tết Nguyên Đán.

Pháo hoa đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời kỳ Lý – Trần (khoảng thế kỷ 10-14). Ban đầu, chúng được sử dụng trong các dịp lễ hội và cảnh vật hoàng gia, sau đó trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt đã tự chế tạo pháo hoa bằng tay với nguyên liệu đơn giản như bột, giấy, và các chất nổ tự nhiên.

dem-giao-thua-thuong-to-chuc-ban-phao-hoa-quy-mo-lon

Theo tục lệ xưa, đúng 12h đêm giao thừa người ta sẽ đốt 1 quả pháo với tên gọi “ bế môn pháo trượng “, tiếng nổ mãnh liệt của pháo sẽ giúp xua đuổi đi tà ma, quỷ quái, hoan nghênh chào đón 1 năm mới hứa hẹn với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Đến mùng 1 Tết, khi mở cửa nhà thì đốt thêm một quả pháo, gọi là “khai môn pháo trượng” (tức mở cửa đốt pháo). Nếu đốt 3 quả thì gọi là “liên trung tam nguyên” (nghĩa là ý muốn cầu chúc trong nhà có người đạt được tam nguyên (đỗ đầu cả 3 kỳ thi hương, thi hội, thi đình). Đốt 4 quả gọi là “phúc, lộc, thọ, hỷ” (những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ), những chuyện vui (Hỷ)). Đốt 6 quả là “lộc lộc đại thuận” (chỉ ngày 6 tháng 6 âm lịch, chủ yếu chúc cho người trung niên có một gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, sự nghiệp thành công và sức khỏe tốt, mọi người hòa thuận). Còn đốt một chuỗi trăm quả thì gọi là “bách tử bộc” (chuỗi 100 quả pháo); để xác pháo phủ đầy cửa nhà thì được gọi là “mãn địa kim tiền” (tiền phủ đầy sân).

Từ thời xưa, đốt pháo còn mang ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo; đón chờ một năm mới bình an và may mắn. Khi chúc Tết, bạn có thể đốt một quả pháo trước khi vào cổng nhà chủ để chúc mừng. Pháo cũng được sử dụng trong các dịp lễ trọng đại của đời sống như mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia, khai trương, lễ gia tiên và đón khách sang trọng

chiem-nguong-ban-phao-hoa-dem-giao-thua-tet-nguyen-dan

Kết luận:

Như vậy, dịp Tết cổ truyền Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa tâm linh, văn hóa, và tình thân tình bạn. Những nghi lễ truyền thống này không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên mà còn đặt nền móng cho một tương lai đầy hy vọng. Chúng ta hãy tiếp tục trân trọng và gìn giữ những giá trị này, và cùng nhau xây dựng một tương lai văn hóa, đoàn kết, và hạnh phúc hơn cho người dân Việt Nam. Chúc mừng một năm mới an lành và thịnh vượng!

Xem thêm: 

20 Câu chúc Tết vừa ý nghĩa vừa đơn giản

Ý Nghĩa và Thực Đơn Mâm Lễ Cúng Tết Mùng 1 May Mắn

5/5 (1 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: