Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen ngủ rất muộn để xem phim hoặc chỉ đơn giản là lướt facebook. Tuy nhiên đây là một thói quen thật sự không tốt, nó không những có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung làm việc vào sáng hôm sau…
Và nếu thói quen ngủ muộn kéo dài thì có thể xuất hiện những tình trạng bệnh không rõ nguyên nhân. Mỗi cơ thể chúng ta đều có một đồng hồ sinh học và mỗi khung giờ lại có một ý nghĩa sinh học riêng. Nếu chúng ta lỡ bỏ qua khung giờ nào nó cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cho dù 20, 30 năm sau bạn có hối tiếc cũng không thể cứu vãn được gì.
Khung giờ sinh học của cơ thể bạn
- 9h-11h tối là thời gian để hệ thống miễn dịch thải độc. Thời gian này cần được yên tĩnh hoặc nghe nhạc.
- 11h – 1h sáng là thời gian giải độc gan, cơ thể cần được ngủ.
- 1h-3h sáng là thời gian giải độc túi mật, vẫn yêu cầu được tiến hành trong khi ngủ.
- 3h-5h sáng là thời gian để giải độc phổi.
- 5h-7h sáng là thời gian giải độc đại tràng. Không có gì ngạc nhiên khi người ta thường muốn vào nhà vệ sinh vào thời gian này, đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để “giải tỏa”.
- 7h-9h là giai đoạn thời gian ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng, vì vậy nên ăn bữa sáng. Lúc này thường ăn đồ gì cũng sẽ không khiến bạn bị béo, ngược lại đối với những người không ăn gì sẽ càng bị béo hơn. Ngay cả khi 10h bạn mới ăn sáng vẫn còn tốt hơn là không ăn gì.
- Từ khúc nửa đêm cho đến 4h sáng là giờ tủy sống sản xuất máu, nhất định nên ngủ say giấc, không nên ngủ muộn.
Vậy trong vòng 24 giờ, cơ thể chúng ta cần những gì?
- 1 giờ sáng: Giai đoạn giấc ngủ nhưng cũng hay dễ bị thức dậy. Trong trường hợp này, đầu não dường như sáng suốt hơn. Những người thường xuyên thức khuya sẽ cảm thấy rất khó ngủ vào lúc này.
- 2 giờ sáng: Tất cả các bộ phận cơ thể hoạt động rất chậm, gan đang được giải độc.
- 3 giờ sáng: Giai đoạn này, nếu ai đi ngủ sẽ chìm vào giấc ngủ sâu, các cơ bắp sẽ được thư giãn hoàn toàn. Còn ai thức đến 3 giờ là khó ngủ được.
- 4 giờ sáng: Huyết áp thấp nhất trong ngày, người già thường rất dễ phát sinh vấn đề vào giai đoạn này.
- 5 giờ sáng: Thân thể bắt đầu bồi bổ khí, tình trạng tinh thần dần dần được sung mãn.
- 6 giờ sáng: Huyết áp sẽ bắt đầu tăng lên, trái tim đập sẽ dần dần nhanh hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên uống thuốc hạ huyết áp vào khoảng thời gian này.
- 7 giờ sáng: Thời điểm khả năng miễn dịch của con người mạnh nhất. Thời gian này ăn sáng, dinh dưỡng dễ dàng được cơ thể hấp thụ nhất.
- 8 giờ sáng: Thời điểm tiết hormone sinh lý rất mạnh mẽ, cơ thể bắt đầu bước vào trạng thái hoạt động.
- 9 giờ sáng: Lúc này khí huyết của cơ thể hoạt động mạnh, bộ não dễ dàng bị kích thích, cơn đau sẽ có chiều hướng giảm và tâm lý không sợ bị đau.
- 10 giờ sáng: Đây là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong một ngày.
- 10 – 11 giờ sáng: Đây là thời điểm hoàng kim của thân thể. Lúc này cơ thể sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Làm việc hay học tập vô cùng hiệu suất.
- 12 giờ trưa: Cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi.
- 12 – 13 giờ chiều: Cơ thể cần được nghỉ ngơi. Không thích hợp làm những công việc nặng nhọc. Tốt nhất nằm xuống nghỉ từ 30 phút đến 60 phút.
- 14 giờ chiều: Khoảnh khắc các phản ứng sẽ chậm lại. Dễ dàng có cảm giác buồn ngủ, khả năng phục hồi của con người trở nên yếu hơn.
- 15 giờ chiều: Dinh dưỡng từ bữa ăn trưa bắt đầu được hấp thụ, khả năng làm việc cuối cùng đã bắt đầu hồi phục. Lúc này hiệu suất làm việc cũng tăng lên đáng kể.
- 15 – 17 giờ chiều: Đây là thời điểm hoàng kim thứ hai của cơ thể. Bạn có thể làm bất cứ điều gì quan trọng vào thời điểm này.
- 17 giờ chiều: Hiệu quả công việc đạt được giá trị cao nhất tại thời điểm này. Thời gian này cũng rất phù hợp với tập thể dục.
- 18 giờ chiều: Độ nhạy cảm của thân thể người bắt đầu giảm, các cơn đau sẽ được giảm đi.
- 19 giờ tối: Thời gian dễ xảy ra tranh cãi nhất. Cảm xúc của con người tại thời điểm này không ổn định.
- 20 giờ tối: Thời gian hoàng kim thứ ba của cơ thể. Các phản ứng bộ nhớ, bộ não mạnh và nhanh nhất.
- 20 – 21 giờ tối: Đây là thời gian thích hợp để đọc sách, làm bài tập, viết bài, và tập thể dục.
- 22 giờ tối: Thời gian này thích hợp để tắm. Hơi thở bắt đầu trở nên chậm rãi hơn, nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Nếu lúc 22:30 có thể ngâm chân sẽ rất nhanh đi vào giấc ngủ.
- 23 giờ tối: Các cơ quan của con người bắt đầu suy giảm, bắt đầu dần dần đi vào một giấc ngủ sâu. Cả một ngày mệt mỏi vào thời điểm này đã có thể được nghỉ ngơi trở lại.
- 24 giờ tối: Ngoài việc nghỉ ngơi, tốt nhất không làm bất kỳ điều khác.
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn đến sức khỏe
- Sức đề kháng bị giảm:
Khi chúng ta thường xuyên ngủ muộn, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của cơ thể, nếu cơ thể chúng ta không có đủ sức đề kháng có thể dẫn đến một số vấn đề như cơ thể mệt mỏi, sa sút tinh thần, dễ mắc các bệnh cảm cúm, dị ứng hay các vấn đề về đường tiêu hóa…
- Rối loạn nội tiết đặc biệt là phụ nữ
Theo các chuyên gia của trường Đại học Harvard Medical School và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những người phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường.
Những phụ nữ làm việc đêm muộn thường bị mất cân bằng estrogen và progesterone, khiến cho họ dễ mắc các bệnh như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú…
Để phòng ngừa rối loạn nội tiết, các bạn nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu phải thức đêm thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ.
Ngoài ra bạn cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tập thể dục hàng ngày; Sắp xếp công việc khoa học, tránh mệt mỏi, stress, chị em phụ nữ cũng nên duy trì thời gian kiểm tra mức độ hormone 3 – 6 tháng một lần để xác định các vấn đề sớm.
- Bị béo phì
Những người thức khuya thường sẽ bị đói và hay ăn đêm. Đây cũng là điều khiến người ta lo ngại, bởi vì thường xuyên ăn vào ban đêm sẽ dễ bị ung thư dạ dày. Sức sống của các tế bào trên niêm mạc dạ dày không dài, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
Thường xuyên ăn vào ban đêm, sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Một số tác hại khác:
Giảm trí nhớ.
Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Nguồn: ST