Trên thế giới trước nay đã xảy ra khá nhiều vụ tai nạn thương tâm khi trẻ em bị mắc kẹt trong xe ô tô và tử vong do ngạt hoặc không được giải cứu kịp thời, hẳn các bạn chưa quên vụ bé 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway khiến cháu bé tử vong thương tâm, vụ việc gây chấn động dư luận suốt 1 thời gian dài sau đó. Và nếu bạn là những người cha, mẹ có trách nhiệm, thì hãy cố gắng dậy con mình những kỹ năng sinh tồn và thoát nạn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hôm nay hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu cách dậy trẻ em kỹ năng thoát nạn, tìm sự giải cứu khi mắc kẹt trong ô tô!
-
Mục Lục
Cần dậy trẻ giữ được bình tĩnh, không hoảng loạn
Đây là yếu tố then chốt, cha mẹ nên dậy trẻ em phải bình tĩnh trong mọi tình huống, bởi khi hoảng loạn, trẻ sẽ không thể nhớ ra được những kỹ năng khác, và khoảng loạn cũng làm trẻ kiệt sức nhanh hơn, mất nhiều ô xy hơn trong khi mắc kẹt ở ô tô. Sau khi bình tĩnh thì sẽ thực hiện 4 kỹ năng tự giải cứu như sau
2. Kỹ năng mở cửa cạnh ghế lái
Khi phát hiện bị bỏ quên trên ôtô một mình, các em đi phía ghế của lái xe và nhấn vào vị trí nút bật lẫy mở chốt cửa xe hoặc nhấn mở trực tiếp vào lẫy khoá. Các em kéo nắm tay vào trong rồi mở cửa xe bước ra, nhờ người liên lạc với thầy cô, bố mẹ đến đón. Lưu ý nếu khóa chốt an toàn thì phải gạt chốt an toàn màu đỏ hướng ra ngoài thì mới mở được cửa
3. Bấm còi xe liên tục
Trường hợp không mở được cửa ôtô và các cửa kính, các em có thể bấm còi xe liên tục, dồn dập để tạo tiếng động bất thường khiến người bên ngoài tập trung hướng đến chiếc xe và hỗ trợ các bé thoát ra ngoài.
Theo cấu tạo của tất cả các loại xe ôtô, dù xe có trong trạng thái tắt máy, rút khoá điện, còi xe vẫn luôn hoạt động do dùng nguồn điện trực tiếp từ ắc-quy. Ắc-quy trong xe có thể dùng để còi trong hơn 10 tiếng. Các bố mẹ cần chỉ dẫn cho trẻ nhỏ vị trí còi xe trên vô lăng để các em nắm rõ và sử dụng khi cần thiết.
4. Bật đèn khẩn cấp (Đèn Hazard)
Đèn Hazard chính là các đèn xi nhan được thiết kế với nguồn điện riêng để luôn sẵn sàng hoạt động. Nút bật đèn Hazard có hình tam giác rất dễ thấy thường đặt ở vị trí dưới màn hình radio hoặc video của xe. Trong tình huống khẩn cấp hãy bấm nút đèn Hazard, kết hợp với còi liên tục để thu hút sự chú ý của người xung quanh đến cứu trợ.
Kỹ năng tự bảo vệ và thoát hiểm là một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng mọi người cần trang bị để bình tĩnh xử lý khi gặp các tình huống khẩn cấp.
5. Cố gắng mở kính xe hoặc đập vỡ nó
Cửa kính xe có sự khác nhau ở mỗi hãng, Nếu các cửa kính trên xe đã được mở bằng tay quay thì quay tay để hạ kính xuống, khi đó không khí sẽ tràn vào xe. Nếu cửa kính dạng “cửa lùa”, các em có thể mở bằng cách nhấn và giữ chốt, rồi đồng thời kéo hoặc đẩy cửa lùa sang một bên để mở.
Nếu trường hợp các cửa kính đều lắp cố định không thể mở bằng cách quay tay, cần hướng dẫn các em dùng búa đập vỡ kính và thoát ra ngoài. Hầu hết xe đều được trang bị búa thoát hiểm có đầu nọn gắn trên vách xe. Sau khi cửa được phá, trẻ em hãy kêu cứu bằng cách vẫy tay qua ô cửa kính đã mở hoặc chui ra ngoài nếu có thể; còn người lớn thì có thể tự thoát ra ngoài bằng cách chui qua lỗ cửa bị phá.
Những dòng xe chở khách, đưa đón học sinh đều trang bị búa thoát hiểm. Bạn nên nói cho trẻ biết điều này. Khi bị bỏ quên trên xe, trẻ có thể dùng búa thoát hiểm để đập vỡ kính xe. Búa thoát hiểm là loại búa chuyên dụng, có đầu nhọn tập trung gia lực nên chỉ cần một lực nhỏ cũng có thể làm vỡ kính xe. Trong khi đó, kính xe là loại kính có thiết kế riêng biệt, khi bị đập vỡ kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, không có mảnh sắc và không gây tổn thương cho trẻ.
Nhiều trẻ không được cha mẹ trang bị kỹ năng thoát hiểm sẽ tỏ ra lúng túng, mất bình tĩnh và điều này càng gia tăng sự nguy hiểm. Nhưng với các buổi nói chuyên, dạy trẻ các sử dụng còi, đèn báo, lẫy mở cửa từ bên trong, trẻ sẽ biết cách làm chủ tình huống. Sự bình tĩnh đôi khi giúp trẻ nảy ra nhiều ý tưởng để báo hiệu, kêu gọi sự giúp đỡ của người lớn trước khi đối diện với nguy cơ thiếu ô xy, sốc nhiệt do mắc kẹt trong khoang xe.
Ngoài ra, điều quan trọng là người lớn cũng rất cần để ý ngay khi bước ra khỏi xe, cần kiểm tra kỹ lưỡng xem có trẻ nào ngủ quên trên xe hay không nhé, sự bất cẩn của người lớn đôi khi sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Và các bạn có thể tải infographics dưới đây lưu vào điện thoại để hướng dẫn các bé khi cần nhé
Xem thêm:
Dạy con thoát thân khỏi bị xâm hại với “quy tắc 4 vòng tròn”
Làm gì khi ô tô bị ngập nước? Ô tô ngập nước sẽ bị hư hỏng gì?