Mùa là gì?
Mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi có tính chu kỳ của thời tiết. Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ (hè), thu và đông. Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba mùa, Aklet: là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa thu hoạch mùa màng.
- Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ Bắc của Úc sử dụng sáu mùa, trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn 8 mùa.
- Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.
- Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville – một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng – tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.
Trong một số khu vực của thế giới, các “mùa” đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.
Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo.
Ở rất nhiều nơi trên trái đất, một năm được chia thành 4 mùa. Mùa xuân, mùa hè,mùa thu và mùa đông. Mỗi mùa sẽ có một loại thời tiết đặc trưng riêng.
Mùa Xuân: Với đặc trưng là thời tiết bắt đầu ấm hơn, cảm giác dễ chịu. Đây cũng là mùa cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Những cơn mưa phùn nhẹ, mùa chim én đưa thoi..
Mùa Hè: Là mùa nóng ấm nhất trong năm. Ngày dài hơn, ánh nắng mặt trời chiếu lâu hơn. Cây cối tốt tươi với những cơn mưa rào và đa số các loại cây ra trái vào mùa này
Mùa Thu: Là mùa lá rụng. Một vài loài ngủ đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông. Thời tiết khá dễ chịu, không nóng quá cũng không lạnh quá, mặt trời chiếu ít hơn nên cường độ nắng nóng cũng giảm
Mùa Đông: Là mùa lạnh nhất trong năm. Mùa đông thường có sương mù và tuyết rơi. Ngày ngắn hơn, đêm xuống nhanh hơn và dài hơn. Nhiều loại động vật hay cây cối chuyển sang trạng thái ngủ đông tránh rét.
Tại sao 1 năm lại có 4 mùa?
Cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một tiểu hành tinh có kích thước thước bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái đất. Kết quả là những lớp bụi đất đá dần kết tụ lại thành mặt trăng. Nó cũng làm cho trái đất nghiêng đi một chút khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Cụ thể độ nghiêng của trái đất là khoảng 23.5 độ.
- Chính bởi độ nghiêng đó mà tại một thời điểm bất kỳ, lượng ánh sáng mặt trời ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu sẽ ngược nhau. Chu kỳ này biến đổi theo mùa của Trái đất.
Trái đất di chuyển theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt trời và đồng thời xoay theo trục có vị trí nghiêng tương đối với bề mặt của quỹ đạo. Điều đó có nghĩa là các bán cầu khác nhau được hưởng khối lượng khác nhau của ánh sáng Mặt trời trong suốt một năm. Bởi vì, Mặt trời là nguồn ánh sáng và năng lượng của chúng ta, sự thay đổi cường độ và sự tập trung các tia mặt trời đã tạo nên sự thay đổi và xuất hiện các mùa trong năm: Mùa đông, xuân, hạ và thu. - Các mùa được đánh dấu bởi các điểm chí (một trong hai lần trong năm khi mặt trời ở xa xích đạo nhất về phía bắc hoặc phía nam) và các điểm Xuân phân và Thu phân – những khái niệm về vũ trụ học liên quan đến sự nghiêng của Trái đất.
- Các điểm chí đánh dấu các điểm mà tại đó Bắc Cực hay Nam Cực đã được nghiêng ở mức tối đa hướng tới hoặc xa rời Mặt trời. Đó là thời điểm khi mà sự khác biệt giữa những giờ ban ngày và những giờ ban đêm là rõ rệt nhất. Các điểm chí xuất hiện mỗi năm vào ngày 20 hoặc 21 tháng sáu (Hạ chí) hoặc ngày 21 hoặc 22 tháng mười hai (Đông chí) và ấn định rõ sự bắt đầu chính thức mùa hạ và mùa đông. Điểm Xuân phân và điểm Thu phân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân và mùa thu.
Cơ sở nào để xác định các mùa?
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam: Có nhiều cách khác nhau để xác định mùa trên Trái đất nhưng nhìn chung có hai cách cơ bản là dựa trên thiên văn học và khí tượng học.
Theo tính toán thiên văn học, năm dương lịch được gọi là năm thiên văn, lấy các ngày phân và chí làm các ngày bắt đầu cho 4 mùa xuân hạ thu đông. Với bán cầu Bắc, mùa xuân từ 21/3 đến 22/6, mùa hạ từ 22/6 đến 23/9, mùa thu từ 23/9 đến 22/12 và mùa đông từ 22/12 đến 21/3.
Ở Nam bán cầu thì ngược lại. Ở hai vòng cực của Trái đất, mỗi năm chỉ có 2 mùa. Còn tính theo bức xạ Mặt trời thì dựa trên độ phơi sáng của mặt đất, lấy điểm xuân phân và thu phân, hạ chí và đông chí làm trung điểm cho mỗi mùa.
Thời điểm bắt đầu các mùa sẽ sớm hơn 3-4 tuần so với mùa khí tượng và sớm hơn 6-7 tuần so với mùa thiên văn. Mùa tính theo khí tượng dựa vào nhiệt độ, mùa xuân từ 1/3 đến 31/5, mùa hè từ 1/6 đến 31/8, mùa thu từ 1/9 đến 31/11 và mùa đông từ 1/12 đến hết tháng 2.
Xem Thêm:
Hiện tượng Trăng quầng, Trăng tán là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào?