Có bao giờ bạn thắc mắc về hệ thống mạng trong 1 tòa nhà bao gồm những gì? Các thành phần quan trọng của hệ thống mạng trong nhà là gì? Hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Lưu ý: Bài viết chỉ đi trong khuôn khổ mạng internet trong 1 tòa nhà, còn nếu muốn tìm hiểu hệ thống mạng internet toàn cầu thì mời các bạn đón đọc các bài viết khác cùng chuyên mục nhé!
Đầu tiên cần phải nói, Hệ thống mạng internet tòa nhà văn phòng, chung cư, căn hộ, nhà xưởng….đều có bản chất như nhau, sử dụng các thành phần như nhau, đều cần các thiết bị tối quan trọng là Modem, tường lửa (Firewall) cân bằng tải (loadbalancing), Switch chia mạng (switch), Bộ định tuyến (router) và các bộ phát sóng, kích sóng wifi, rồi cuối cùng đến các thiết bị sử dụng như máy tính, điện thoại… Hãy cùng tìm hiểu về các thành phần đó ngay bây giờ!
Mục Lục
1. Modem
Modem là viết tắt của modulator and demodulator, là một thiết bị chuyển đổi các tín hiệu điện được gửi đến thông qua đường dây điện thoại, cáp đồng trục hoặc các loại dây tương tự khác. Cụ thể hơn, modem biến đổi thông tin kỹ thuật số từ các thiết bị kết nối mạng (máy tính, điện thoại) thành tín hiệu analog có thể truyền qua dây dẫn, và ngược lại, modem dịch các tín hiệu analog thành dữ liệu số mà những thiết bị như máy tính có thể hiểu được.
Modem nằm ở đâu trong mạng Internet? Với chức năng như trên, modem chính là thiết bị giao tiếp với mạng lưới của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Thông qua hệ thống cáp nối đồng trục hoặc cáp quang từ các trạm cung cấp Internet nối đến nhà bạn, modem sẽ đóng vai trò chuyển hóa các gói dữ liệu do ISP cung cấp thành kết nối Internet cho router hoặc các thiết bị có liên kết mạng khác.
2. Bộ định tuyến – Router
Đây là thành phần đầu tiên của 1 một hệ thống mạng, thông thường cáp quang kéo từ nhà mạng vào đến tòa nhà sẽ được cắm vào Router (bộ định tuyến). Nó là thiết bị mạng có chức năng chuyển tiếp gói dữ liệu giữa các mạng máy tính. Có thể hiểu, router thực hiện “chỉ đạo giao thông” trên Internet. Dữ liệu được gửi đi trên Internet dưới dạng gói, ví dụ như trang web hay email. Gói dữ liệu sẽ được chuyển tiếp từ router này đến router khác thông qua các mạng nhỏ, được kết nối với nhau để tạo thành mạng liên kết, cho đến khi gói dữ liệu đến được điểm đích.
Có nhiều kiểu router, từ đơn giản đến phức tạp. Các router thông thường được dùng cho kết nối Internet gia đình, còn nhiều router có mức giá “khủng” thường là business router, được dùng trong các doanh nghiệp, tổ chức lớn. Song, cho dù đắt hay rẻ, đơn giản hay phức tạp thì mọi router đều hoạt động với các nguyên tắc cơ bản như nhau.
Nói một cách đơn giản, router kết nối thiết bị trong một mạng bằng cách chuyển gói dữ liệu giữa chúng. Dữ liệu này có thể được gửi giữa các thiết bị hoặc từ thiết bị đến Internet. Router thực hiện nhiệm vụ này bằng cách gán địa chỉ IP cục bộ cho mỗi thiết bị trên mạng. Điều này đảm bảo gói dữ liệu đến đúng nơi, không bị thất lạc trong mạng.
Hãy tưởng tượng dữ liệu này như là một gói chuyển phát nhanh, nó cần một địa chỉ giao hàng để có thể gửi đến đúng người nhận. Mạng máy tính cục bộ giống như một con đường ngoại ô, chỉ biết vị trí tên đường mà không biết số nhà cụ thể trong thế giới rộng lớn (tức là World Wide Web) là không đủ.
Gói hàng này có thể gửi đến nhầm địa chỉ với lượng thông tin hạn chế. Do đó, router đảm bảo từng vị trí (thiết bị) đều có một số duy nhất để gói dữ liệu được gửi đến đúng vị trí. Nếu cần trả lại dữ liệu cho người gửi hoặc gửi gói của riêng mình, router cũng thực hiện công việc này. Mặc dù nó xử lý từng gói riêng lẻ, nhưng nó thực hiện điều này rất nhanh, ngay cả khi nhiều thiết bị gửi dữ liệu cùng một lúc.
3. Firewall – Tường lửa
Tường lửa hay còn được gọi với cái tên là FireWall thuật ngữ trong chuyên ngành mạng máy tính, nói nôm na có thể gọi là bức tường lửa một hệ thống an ninh mạng, bảo mật an toàn thông tin mạng. Tường lửa tồn tại ở 2 loại phần cứng và phần mềm được tích hợp vào bên trong hệ thống và nó hoạt động như một rào chắn phân cách giữa truy cập an toàn và truy cập không an toàn, chống lại truy cập trái phép, ngăn chặn virus… đảm bảo thông tin nội bộ được an toàn không bị truy cập xấu đánh cắp.
Firewall giúp kiểm soát luồng thông tin giữa Intranet và Internet, chúng phát hiện và phán xét những hành vi được truy cập và không được truy cập vào bên trong hệ thống, đảm bảo tối đa sự an toàn thông tin.
Tính năng chính của dòng thiết bị này có thể được tóm tắt ở những gạch đầu dòng dưới đây:
– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ truy cập ra bên ngoài, đảm bảo thông tin chỉ có trong mạng nội bộ.
– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ bên ngoài truy cập vào trong.
– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
– Hỗ trợ kiểm soát địa chỉ truy cập (bạn có thể đặt lệnh cấm hoặc là cho phép).
– Kiểm soát truy cập của người dùng.
– Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu trên mạng.
– Xác thực quyền truy cập.
– Hỗ trợ kiểm soát nội dung thông tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng.
– Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số Port ( hay còn cổng), giao thức mạng.
– Người quản trị có thể biết được kẻ nào đang cố gắng để truy cập vào hệ thống mạng.
– Firewall hoạt động như một Proxy trung gian.
– Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật.
– Cân bằng tải: Bạn có thể sử dụng nhiều đường truyền internet cùng một lúc, việc chia tải sẽ giúp đường truyền internet ổn định hơn rất nhiều.
4. Switch – Thiết bị chuyển mạch
Switch là một thiết bị chuyển mạch tối quan trọng trong mạng, dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình hình sao (Star). Trong mô hình này, switch đóng vai trò trung tâm và tất cả các thiết bị vệ tinh khác kể cả máy tính đều được kết nối về đây, từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền, điều mà các thiết bị khác không làm được.
Có thể hiểu đơn giản thiết bị chuyển mạch Switch giống như cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu của một mạng cục bộ. Nó có khả năng chọn đường dẫn để quyết định chuyển frame (đơn vị của tầng liên kết dữ liệu) nên mạng LAN hoạt động hiệu quả hơn. Switch có khả năng nhận dạng máy được kết nối với nó nhờ cách đọc địa chỉ MAC nguồn trong frame nó nhận được. Khi hai máy trong mạng liên lạc với nhau, chính Switch sẽ tạo mạch ảo giữa hai cổng tương ứng mà không làm ảnh hưởng đến lưu thông trên các cổng khác.
5. Access Point – Bộ phát sóng không dây
Access point là gì? Access point (AP) là một thiết bị tạo ra một mạng không dây cục bộ, hoặc WLAN, thường trong một văn phòng hoặc tòa nhà lớn. Một điểm truy cập access point là một trạm truyền và nhận dữ liệu. Có thể gọi chúng là bộ thu phát wifi.
Một điểm truy cập Access Point kết nối người dùng với những người dùng khác trong cùng một mạng. Ngoài ra chúng còn đóng vai trò là điểm kết nối giữa mạng WLAN và mạng dây cố định. Trong một khu vực mạng được xác định thì mỗi điểm truy cập Access Point có thể phục vụ nhiều người dùng. Nếu khi mọi người di chuyển ra ngoài phạm vi của một điểm truy cập, thì chúng sẽ tự động được chuyển sang điểm tiếp theo.
Chức năng của Access Point là cung cấp một nền tảng cho các thiết bị khác nhau để giao tiếp với nhau. Có chức năng bảo vệ tường lửa và mật khẩu, nên đảm bảo cho việc kết nối luôn an toàn từ bên ngoài mạng.
Cấu tạo của Access Point giống như Switch nên nó cũng có chức năng chuyển đổi từ mạng có dây sang mạng không dây và phát wifi cho các thiết bị khác sử dụng.
Access Point có thêm chức năng giúp kết nối tất cả các thiết bị có hỗ trợ kết nối không dây với mạng cục bộ sử dụng dây. Nhưng chúng chỉ kết nối mạng dây và wifi chứ không cấp phát địa chỉ IP như Modem.
Access Point cũng là bộ phát wifi thống nhất cho môi trường kinh doanh đa người dùng. Đây là thiết bị rất phù hợp với các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng….
Vậy là qua bài viết này, các bạn cũng hiểu được khá rõ các thành phần của một hệ thống mạng, nếu bạn muốn tham khảo về các thiết bị mạng này, hãy liên hệ Viễn Thông Xanh để được tư vấn thêm.
Router wifi di động là gì? cách thức hoạt động của nó như thế nào?
Internet là gì? Những lợi ích mà Internet mang lại cho chúng ta