Hội chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp hiện nay, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Tuy nhiên, hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Cùng Biết Tuốt tìm hiểu trong bài này nhé!

1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì ?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì

Ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.

Bệnh nhân ngưng thở trong lúc ngủ thường duy trì khoảng trống đường thở trong khi thức nhưng biểu hiện tắc nghẽn khi đi sâu vào giấc ngủ. Giấc ngủ sâu của bệnh nhân bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn trầm trọng và kích thích tỉnh giấc để đi vào giấc ngủ nông. Sự tỉnh giấc này tái lập lại đường thở đi kèm với hít hơi dài.

2. Nguyên nhân bệnh ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân bệnh Ngừng thở khi ngủ
Nguyên nhân bệnh ngưng thở khi ngủ

Trong ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, ngưng thở xảy ra do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn trong khi ngủ (do lưỡi, các mô ở thành sau họng quá to hay bất thường về xương hàm). Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương là khi não không gửi được những tín hiệu thích hợp để điều khiển cơ hô hấp, trong những trường hợp người bệnh bị tổn thương não.

  • Béo phì.
  • Phì đại VA, amidan hoặc lưỡi
  • Các vấn đề về xoang.

Hội chứng ngưng thở trung ương thường do các bệnh lý sẵn có từ trước gây ra, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong lúc ngủ như suy tim hay bệnh lý về thần kinh.

3. Triệu chứng bệnh ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng bệnh Ngừng thở khi ngủ

Đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ hội chứng ngừng thở khi ngủ:

  • Ngủ ngáy kèm theo ngừng thở, ngạt thở
  • Buồn ngủ nhiều ban ngày
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm
  • Đau đầu buổi sáng
  • Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung
  • Thừa cân, béo phì, bất thường vùng hàm mặt.
  • Tăng huyết áp kháng trị

Những dấu hiệu về hội chứng ngưng thở lúc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên khoa hô hấp khám ngay để được điều trị sớm nhất có thể. Các chuyên gia cảnh báo nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm hội chứng ngưng thở lúc ngủ sẽ góp phần gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung, đột tử trong đêm.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, hay gây gổ, giảm thành tích học tập, tiểu dầm.

4. Ai có thể bị ngưng thở khi ngủ?

Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trung niên, thường gặp ở nam giới.

Những người béo phì, bất thường cấu trúc đường hô hấp trên (amidan quá phát, hàm nhỏ, lưỡi to,…), uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc an thần hoặc trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao hơn.

Đường thở ở người bình thường và người có hội chứng ngưng thở khi ngủ

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Nếu có vấn đề về giấc ngủ, khuyến nghị nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các thử nghiệm khác để tìm xem bạn có đang bị bệnh lý nào khác mà mình không biết như suy tim, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hooc môn.

  • Khám lâm sàng Hô hấp
  • Khám lâm sàng Tai Mũi Họng
  • Điện tim thường
  • Ghi đa ký hô hấp , tiến hành bởi một chuyên gia về giấc ngủ ở nhà hay bệnh viện, cho phép xác định chỉ số ngừng thở thở yếu (IAH):

IAH >= 30 Ghi đa ký giấc ngủ đủ để chẩn đoán

IAH < 30 Ghi đa ký giấc ngủ cần thiết

6. Các biện pháp điều trị bệnh

Cách chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều phương pháp điều trị và sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng y tế của từng. Bác sĩ của bạn có thể cần phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa khác như chuyên khoa Tai Mũi Họng, Tim mạch, y tá và kỹ thuật viên. Kế hoạch điều trị cho bạn có thể phối hợp các phương pháp điều trị dưới đây:

Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục.

  • Đeo nẹp hàm.
  • Phẫu thuật.
  • Giảm cân.
  • Thay đổi lối sống.

Xem thêm:

Tại sao khi ngủ lại phát ra tiếng ngáy?

Hiện tượng bóng đè là gì? Nguyên nhân và biện pháp

5/5 (3 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: