Phong tục thiêng liêng xin lửa đêm giao thừa bắt nguồn từ đâu? Có ý nghĩa gì?

Phong tục xin lửa đêm giao thừa là một nét đẹp truyền thống tâm linh, gắn bó mật thiết với nền văn hóa của nhiều quốc gia trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, phong tục này vẫn được ông cha ta giữ gìn cho đến tận ngày này, Vậy phong xin lửa đêm giao thừa này có nguồn gốc từ đâu và mang những ý nghĩa độc đáo gì, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Đêm giao thừa là gì?

Đêm giao thừa là khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ khi chuẩn bị chuyển giao sang năm mới, diễn ra vào đêm 30 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị dâng lên tổ tiên những mâm cơm cúng với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong một năm vừa qua. Sau đó, mọi người lại cùng nhau quây quần bên mâm cơm cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong năm cũ và chào đón 1 năm mới với hy vọng về những tốt đẹp sẽ đến. 

cung-gia-tien-dem-giao-thua-

Sau đó, mọi người cùng bên nhau đón xem bắn pháo hoa khi tiếng chuông đồng hồ vừa chuyển sang giây phút của năm mới. Đây là khoảnh khắc vô cùng tuyệt vời và ý nghĩa.

dem-giao-thua-

Nguồn gốc của phong tục xin lửa đêm giao thừa

Phong tục xin lửa đêm giao thừa là một trong những nét đẹp của phong tục đặc sắc trong dịp Tết cổ truyền xưa của người dân Việt Nam từ xa xưa. Phong tục này không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ thời các bô lão trong đã có phong tục này. Và cho đến ngày nay, phong tục này vẫn được giữ gìn, vào đêm giao thừa, mọi người vẫn cùng nhau đi xin lửa với mong muốn sẽ có một năm mới thật may mắn, hạnh phúc, phát đạt và bình an. 

hoat-dong-ruoc-lua-dem-giao-thua

Lửa thường tượng trưng cho sự sáng sủa và tốt lành. Bằng cách xin lửa đêm giao thừa, người Việt hy vọng rằng năm mới sẽ mang lại nhiều điều tốt lành và sáng sủa, đồng thời đuổi đi điều xấu xa và không may mắn. Và đã từ lâu, ông cha ta tin rằng việc xin lửa vào đêm giao thừa sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình. Lửa được xem như một loại thanh lọc và mang những năng lượng tích cực trong ngày đầu tiên của năm mới. 

Phong-tuc-xin-lua-dem-giao-thua

Phong tục xin lửa đêm giao thừa diễn ra như thế nào?

Tùy từng phong tục từng miền mà việc xin lửa có diễn ra khác nhau. Ở một số nơi, từ chiều 30 Tết, nhà nhà đã chuẩn bị những cây đuốc nhỏ, trên đầu có có cuộn chiếc giẻ có thấm dầu hoặc treo một chiếc vỏ lon có đựng vài cục than để khi thời khắc giao thừa chuẩn bị đến, họ đem ra đình làng để xin lửa. Nhưng ở một số nơi lại dùng hương thẻ để xin lửa lấy lộc đầu năm.

nhieu-nguoi-chuan-bi-duoc-tu-som-de-xin-lua

Gần đến thời khắc giao thừa, mọi người cùng nhau ra đình làng để đợi xin lửa. Sau khi cúng lễ xong, đúng tiếng chuông giao thừa, đình làng sẽ lấy lửa từ bàn thờ thánh để châm ra ngoài cho việc xin lửa được thuận tiện.

phong-tuc-xin-lua-dem-giao-thua

Sau khi đã xin được lửa, mọi người cùng nhau về xông nhà, cầu chúc cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc, may mắn làm ăn phát tài phát lộc và trao cho nhau những câu chúc Tết ý nghĩa

Sau-khi-da-xin-duoc-lua-moi-nguoi-cung-nhau-ve-xong-nha

Ý nghĩa của phong tục xin lửa đêm giao thừa?

Ở việt nam, người ta thường có phong tục xin lửa đêm giao thừa, mang đến nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa và tâm linh.

Phong tục xin lửa được thực hiện như một phần của việc chuẩn bị cho năm mới. Nó có ý nghĩa tượng trưng về việc đón nhận sự mới mẻ, làm sạch và mong cầu sự thịnh vượng trong năm sắp tới. 

Khi xin lửa, người thực hiện thường thực hiện lễ cầu nguyện, mong ước cho một năm mới an lành, hạnh phúc và thành công. Việc này thể hiện sự niềm tin và hy vọng vào những điều tích cực trong tương lai. 

Kết luận:

Như vậy, phong tục xin lửa đêm giao thừa là một nét đẹp truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc mà ông cha đã giữ gìn. Với thế hệ trẻ chúng ta ngày nay, cần phải có trách nhiệm để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp này. 

Xem thêm: 

Ý Nghĩa và Thực Đơn Mâm Lễ Cúng Tết Mùng 1 May Mắn

5/5 (1 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: