Top 5 bậc kỳ tài trong lịch sử Việt Nam

Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta từ xưa dù có nghèo đến mấy cũng cố gắng để cho con đi học lấy cái chữ thành người và cũng có biết bao nhiêu tấm gương vượt nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Và để rồi, họ trở thành những vị trạng nguyên, những bậc kỳ tài xuất sắc nhất trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là top 5 bậc kỳ tài trong lịch sử dân tộc, xứng đáng là tấm gương và niềm tự hào của giới trẻ Việt.

Nguyễn Quan Quang – Trạng nguyên đầu tiên

Nguyễn Quang Quan
Nguyễn Quang Quan

Từng có ý kiến cho rằng Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Nhưng điều này không chính xác! Đúng là năm 1247 mới có danh vị trạng nguyên và Nguyễn Hiền là trạng nguyên khoa thi năm này. Nhưng lịch sử khoa bảng lại tính Nguyễn Quan Quang là vị trạng nguyên đầu tiên. Là bởi vì Nguyễn Quan Quang đỗ đầu khoa thi trước đó chỉ 1 năm (năm 1246).

Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang – người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246. Sinh ra trong một nhà nông nghèo, không đủ gạo tiền để theo học, nhưng với bản tính vốn ham học hỏi, Nguyễn Quan Quang thường lân la ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách Tam tự kinh.

Vì chẳng có giấy bút đi học, lại chỉ dám nghe lỏm ngoài cửa nên cậu bé Nguyễn Quan Quang khi đó đã dùng gạch non để viết lên sân. Nét chữ của cậu rất đẹp nên một ngày, thầy giáo vô tình nhìn thấy và đã phải thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi”. Nói rồi, thầy cho gọi Quan Quang vào lớp và thu nhận làm học trò của thầy.

Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên.

Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất

nguyễn hiền
Trạng Nguyễn Hiền

 Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông cũng là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng.

Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ: dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người… Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”.

Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Lưỡng quốc Trạng nguyên – Mạc Đĩnh Chi

mạc đĩnh chi
Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Tể tướng Mạc Đĩnh Chi luôn dùng tài năng và phẩm chất cao đẹp để trị quốc và khiến người nước ngoài phải khâm phục. Kể về Mạc Đĩnh Chi, sách sử đã ghi lại rất chi tiết những giai thoại của ông trong các chuyến đi sứ nhà Nguyên như “Tại cửa ải”, “Buổi tiếp kiến đầu tiên”, “Bức tranh chim sẻ ở phủ Tể tướng”, “Bài minh cái quạt” hay như “Văn tế công chúa”. Nhưng giai thoại nổi tiếng nhất chính là nhờ “quay bài” nên Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là “Lưỡng quốc trạng Nguyên” (Trạng nguyên hai nước).

Trạng lợn – Nguyễn Nghiêu Tư

nguyễn nghiêu tư
Trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư

Nguyễn Nghiêu Tư đỗ trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448), đời vua Lê Nhân Tông. Bằng tài năng của mình, ông khiến nhà Minh nể phục khi đi sứ. Theo sử liệu và tư liệu của thôn Hiền Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (chưa rõ năm sinh, năm mất) có tên húy là Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Minh Lương, nay là thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ.

Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư cũng là một minh chứng, một trong những nhà ngoại giao kiệt xuất của nước ta ở thế kỷ XV, nhất là việc giao tiếp, ứng đối với sứ giả nhà Minh.

Trạng Lường – Lương Thế Vinh

lương thế vinh
Trạng Lường Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh có tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, sinh ra trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng, vốn đã thông minh lại lắm tài. Lớn lên, ông càng học giỏi trong khi vẫn thả diều, đá bóng, câu cá, bẫy chim.

Chưa đầy hai mươi tuổi, tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 23 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông.

Lịch sử Việt Nam vẫn còn nhiều hơn thế những vị trạng nguyên lỗi lạc, những bậc kỳ tài xuất sắc. Nhưng trên đây là những nhân tài tiêu biểu nhất mà tên của họ sẽ mãi mãi không phai mờ theo năm tháng. Ở họ không chỉ là sự thông minh, mà còn là ý chí, nghị lực vô cùng lớn lao để vượt qua những gian nan, thử thách. Họ chính là những tấm gương sáng cho con cháu đời đời noi theo.

 

Xem thêm: 

Top 5 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2020

Top 5 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú độc đáo

Top 5 loài chó hung dữ nguy hiểm nhất thế giới

Top 5 quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới

 

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: