Hoang mạc và Sa mạc có giống nhau không?

Hẳn rằng ai cũng đã từng nghe rất nhiều về 2 từ Hoang mạc và Sa mạc, và rất nhiều người nghĩ rằng chỉ là cách gọi khác chứ 2 cái đó là 1. Nhưng không, Hoang mạc và Sa mạc  là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hoang mạc là gì?

Hoang mạc được định nghĩa là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10in/năm), do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.

Tuyết phủ trắng hoang mạc
Tuyết phủ trắng hoang mạc

Thực vật ở Hoang mạc chủ yếu là những loại có khả năng chịu hạn cao và thích nghi được với môi trường khắc nghiệt có thể kể đến như:

  • Những loại cây có vòng đời ngắn ngủi trong mùa mưa và hạt có thể tồn tại trong mùa khô kéo dài.
  • Những loại cây mọng nước như xương rồng, có thể tích trữ lượng nước lớn, lá biến thành gai để hạn chế tối đa sự mất nước.
  • Những loại cây lớn, có bộ rẽ ăn sâu xuống tầng đất sâu nhất để hút nước.
  • Hệ động vật nơi đây khá phong phú từ các loài nhỏ bé như bọ cạp, tắc kè đến các loài to lớn như linh cẩu, cáo, linh dương sừng xoăn, lạc đà…. Đây đều là những loài có khả năng chịu nóng, chịu khát cao. Để tồn tại được trong hoàn cảnh khắc nghiệt nơi đây chúng thường đi săn, kiếm ăn vào buổi tối, còn ban ngày trú ngụ tại các hang động hoặc dưới tán cây tránh nắng.

Sa mạc là gì?

Gần giống hoang mạc, sa mạc cũng là nơi có khí hậu khắc nghiệt với lượng mưa rất ít. Nhưng khí hậu, thời tiết, điều kiện sống ở sa mạc khắc nghiệt hơn nhiều lần so với hoang mạc. Và Sa mạc thường dùng để chỉ những hoang mạc cát bởi trong tiếng anh không có từ phân biệt Sa Mạc và Hoang Mạc mà chỉ gọi chung 1 từ “desert”

Desert - Hoang mạc
Desert – Hoang mạc

Ở Sa Mạc, lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi lớn hơn do nhiệt độ cao hơn, độ ẩm không khí gần như bằng 0. Ngoài ra lượng bức xạ mặt trời ở nơi đây vô cùng lớn. Nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm rất cao có thể lên tới 80 °C. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích Trái Đất (lục địa) là sa mạc.

Từ định nghĩa trên ta có thể phân biệt được đâu là Sa Mạc? đâu là Hoang Mạc, và giờ chúng ta hãy cùng khám phá xem đâu mới là Hoang mạc lớn nhất thế giới!

Điểm danh những Hoang Mạc – Sa Mạc lớn nhất thế giới!

Nam Cực (tiếng Anh: Antarctica) – Rộng 14.2 triệu km²

Nam cực là lục địa nằm xa nhất về phía Nam của Trái Đất, nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng khắp mọi phía, xa nhất tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Antarctic desert - Nam cực
Antarctic desert – Nam cực

Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất trên toàn cầu. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 – 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước.

Sa mạc Sahara – Rộng 9 triệu km²

Sahara là sa mạc lớn nhất trên Trái Đất, là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất, với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sahara ở phía bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi

Sahara - Sa mạc lớn nhất thế giới
Sahara – Sa mạc lớn nhất thế giới

Sahara là sa mạc cát lớn nhất thế giới và được các chuyên gia đánh giá là sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới. Hầu như không có thảm thực vật giữ nhiệt nên khi đêm xuống nhiệt độ tụt nhanh và sâu, khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ rất cao.

Hoang mạc Ả Rập – Rộng 2.33 triệu km²

Hoang mạc Ả Rập là một vùng hoang vu rộng lớn tại Tây Á. Nó trải dài từ Yemen đến vịnh Ba Tư và từ Oman đến Jordan và Iraq. Hoang mạc này chiếm hầu hết bán đảo Ả Rập, có diện tích là 2,33 triệu km². Đây là hoang mạc lớn thứ tư trên thế giới, và lớn nhất tại châu Á

Hoang mạc ả rập
Hoang mạc ả rập rộng 2.33 triệu km2

Hoang mạc Ả Rập có nhiệt động không đồng đều ở các khu vực, ở trung tâm Hoang mạc có nhiệt độ lên tới 54°C, ở những nơi gần rìa thì ẩm hơn, đôi khi còn có sương mù bao phủ. Lượng mưa tại đây cũng phụ thuộc vào các khu vực khác nhau có nơi chỉ dưới 100mm/năm, cũng có nơi lên tới 500mm/năm. Và có những khu vực nhờ sự tưới tiêu của con người mà 1 phần nhỏ Hoang mạc đã được phủ xanh trở lại.

Gobi – 1,3 triệu km²

Sa mạc Gobi là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc-Tây Bắc Trung Quốc và Nam Mông Cổ. Nó rộng chính xác là 1.295.000km2. Sa mạc Gobi được vây quanh bởi dãy Altai, thảo nguyên và đồng cỏ Mông Cổ về phía bắc, hoang mạc Taklamakan về phía tây, hành lang Hà Tây và cao nguyên Thanh Tạng về phía tây nam, và bình nguyên Hoa Bắc về phía đông nam.

Sa mạc Gobi - Mông cổ
Sa mạc Gobi – Mông cổ

Gobi từng là một phần của Đế quốc Mông Cổ, và từng là nơi nhiều thành phố dọc theo con đường Tơ lụa hiện diện.

Tại sa mạc Gobi, một bộ xương hóa thạch của T-Rex đã từng được phát hiện. Theo các nhà khảo cổ, đây là địa điểm lý tưởng để khai quật hóa thạch khủng long. Bên cạnh đó, Gobi vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn gắn nhiều với các tin đồn về UFO, người ngoài hành tinh.

Kalahari – 930.000 km²

Hoang mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam châu Phi có diện tích khoảng 500.000 km². Nó chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi.

desert Kalahari
Hoang mạc Kalahari rộng 500.000km2

Tại sao gấu Bắc Cực chỉ sống ở Bắc Cực?

Giải thích hiện tượng cực quang

Cực quang là gì? Tại sao lại có cực quang?

4.9/5 (12 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: