Nghề bốc mộ – Chia sẻ từ người trong cuộc

Đây là bài viết do tác giả Phạm Phong viết trên Group Một Chiếc Review, Biettuot đăng lại với mục đích để nhiều người đọc được và hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh và về những người, những nghề mà ít ai biết đến trong xã hội, từ đó có cái nhìn thiện cảm hơn, coi trọng hơn công việc của những người đó. Không nhằm mục đích câu like kiếm tiền, không cổ xúy mê tín dị đoan! Nguyên văn bài viết dưới đây!

Review nghề bốc mộ

Đây là kỉ niệm của vài năm tôi theo chân các chú trong làn đi bốc mộ thuê. Quê tôi ở đồng bằng bắc bộ nên vẫn còn tục lệ cải táng cho người đã mất, có nghĩa là sau 1 thời gian chôn cất người mất sẽ được tắm rửa sạch sẽ và chuyển hài cốt tới một ngôi mộ khác chắc chắn, kiên cố hơn và nằm lại đó vĩnh viễn.
Công việc đặc thù nên cả xã thậm chí vài xã mới có một đội chục người chuyên nhận làm, đó cũng là một nghề. Xã tôi có đội của bác S cách nhà tôi vài xóm chuyên nhận làm các dịch vụ cải mả bốc mộ, hồi trước tôi vẫn xin đi theo làm phần vì thỏa mãn trí tò mò của tôi, phần vì bác S cho tôi tiền cũng không ít khi đi cùng, làm vài chân lặt vặt cho bác.
Mùa thu là mua của bốc mộ, cải mả vì theo quan niệm chỗ tôi, mùa này mát mẻ, lại sạch sẽ. Vào mùa đội bốc mả công việc nhiều gần như là chạy show của ca sĩ vậy, nhà này chưa xong đã thấy người của nhà khác đến trực đón đi. Việc nhiều như thế nên tôi gặp kha khá những trường hợp dở khóc dở cười từ cái nghề này.
Bốc mộ - Cải mả

Bốc mộ người chết do bệnh

Đầu tiên phải kể đến những người chết do bệnh, ung thư bla bla…những bệnh cần nhiều thuốc hay xạ trị hóa chất. Những người này thịt rất lâu tan ra. Có những nhà để tới 7-8 năm mới bốc mà thịt vẫn còn.
Khi ấy cánh thợ lại phải đun sôi nồi nước bồ kết đã chuẩn bị sẵn rồi nhúng những khúc xương vẫn còn dính thịt đó vào rồi cạo ra. Mùi hôi nồng nặc quện chặt với mùi trầm hương đốt liên túc tạo ra thứ mùi ám ảnh con người ta rất rất lâu. Chưa kể đến việc những miếng thịt trắng nhởn hoặc đen xì rơi vương vãi trong chiếc nồi nước bồ kết sóng sánh màu vàng cũng in đậm trong đầu tôi đến nỗi mà cho tới tận bây giờ khi nhìn vào món canh rau ngót nấu với thịt băm hay tóp mỡ tôi lại tưởng tượng đến những miếng thịt trôi lập lờ trong xoong đó. Rất khó nuốt.

Câu chuyện về các con vật trong quan tài

Sau chuyện còn thịt là đến chuyện các con vật trong quan tài. Quan tài thì thường được làm bằng gỗ dổi cho nhẹ và rẻ, nhà nào giàu thì mới vàng tâm hay ngọc am. Nhưng gỗ gì thì gỗ nhiều năm nằm sâu trong lòng đất cũng khiến một vài chiếc bị kênh, hở góc. Và thế là những chiếc quan tài đó thành thiên đường của những loài ăn tạp chủ yếu nhất có thể kể đến là cá trê và lươn.
Bọn này vào kiếm ăn từ lúc bé đến lúc to quá không ra được. Có những lần lôi được áo quan lên bên trong cá giẫy sùng sục, chúng tôi quen rồi thì không sao nhưng người nhà phía bên trên thì nhốn nháo hết cả, ban đầu là sợ sau là tức vì lươn, cá ăn thịt người thân mình nằm đó.
Mà bọn cá nằm trong áo quan, con nào con đấy béo mẫm, vàng ươm. Ra chợ mà không biết nguồn gốc thì chắc chắn đắt hàng. Nhưng chính chúng tôi cũng có lần bị dọa cho tím mặt, đấy là lần sang xã bên cạnh bốc thuê.
Quan tài kín chỉ hở 1 lỗ nhỏ cỡ ngón tay cái thoát nước ra ngoài, ai cũng nghĩ như thế thì bên trong an toàn. Mà an toàn thật, mở nắp áo quan ra không hề có lươn hay cá gì cả nhưng khi nhặt xương ra ngoài đến cái đầu lâu thì anh T trong nhóm thét ầm lên buông tay để cái xương sọ rơi xuống cái bạt chăng sẵn ở đó.
Mặt anh cắt không còn hột máu, miệng thì lắp bắp nói không rõ câu. Mọi người thấy thế cũng hơi chột dạ, chuẩn bị sẵn tâm lí chạy cả. Chiếc hộp sọ rơi xuống nằm yên được 1 lúc thì run lên , lắc qua lắc lại từng đợt.
Lúc này thì cả người nhà lẫn cánh thợ co chân lên chạy thẳng, ai mà biết được chuyện gì xảy ra nếu cứ đứng đó.
Mãi một lúc lâu sau không thấy thêm điều gì thì anh em mới qua xem kĩ thì hóa ra có ông lươn to quá kẹt cứng trong đó không ra được. Hết hồn hết vía vì con lươn.

Mộ kết

Chuyện cuối cùng muốn kể đấy là mộ kết, theo như những gì mọi người quan niệm thì nhà nào có mộ kết là nhà ấy phát lắm không nên bốc mà cứ để đó. Nhưng có những nhà thì phải bốc, bốc bằng được.
Mấy năm theo nghề tôi chỉ gặp đúng 1 lần mộ kết mà vẫn bốc.
Nhà này mộ gần bên hàng phi lao của xã tôi, đất chỗ này thì ẩm, mềm do nằm dưới ruộng mà ấy thế mà vừa đào được 1 vài chục mai đất ( cái mai nó giống cái thuổng nhưng to hơn và dẹt cán thường làm bằng gỗ rất chắc) thì gẫy mai.
Bác S bảo ngay, khả năng mộ kết rồi, hỏi ý kiến người nhà xem có tiếp tục không. Nhà này vẫn khăng khăng đào tiếp. Thêm một vài chục mai, cán chiếc mai mới lại gẫy rời trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Bác S tiếp tục hỏi lại chủ nhà, nhưng 2 chiếc mai chưa đủ làm giảm quyết tâm của họ.
Thay mai, đào thêm 1 lát thì nhện, không biết bao nhiêu là nhện túa ra từ bên dưới. các bạn cứ tưởng tượng tổ kiến vỡ ấy nhưng thay vào đó là những con nhện đen to bằng ngón tay chạy tứ tán. Điều đặc biệt là k con nào bò lên chân chúng tôi, chúng chỉ chạy tán ra rồi nhanh chóng biến mất vào xung quanh k còn dấu vết. Đến đây có lẽ nhà chủ cũng hơi hoang mang nhưng ông chủ nhà vẫn giữ kĩ ý định đào tiếp.
Sau đàn nhện chúng tôi k gặp trở ngại gì nữa mà cứ thế lôi được quan tài lên. Điều đặc biệt là khi cậy nắp quan tài, thay vì mùi hôi đặc trưng thì là mùi thơm của trầm và hơn nữa bộ xương này màu vàng óng chứ không đen xì như những bộ xương khác nhưng cũng mủn ra ngay sau khi chúng tôi cầm vào để rửa.
Gia đình này 1 thời gian sau thì gặp khá nhiều biến cố, ông chủ nhà tai biến, người con trai cả đi biệt xứ chưa về còn cháu nội thì thi thoảng vẫn lên cơn động kinh sùi bọt mẹp. Người duy tâm thì cho rằng nhà này phạm điều kiêng kị là bốc mộ kết còn kẻ duy vật thì nói do trùng hợp. đúng sai thế nào chỉ có người trong cuộc rõ nhất.
Tôi thì thôi k kể nữa, để mai post tiếp về chuyện ma hồi nhỏ hay được nghe hoặc chuyện xung quanh bãi tha ma nơi tôi sống. Các bạn thấy hay hay dở cứ góp ý ở bên dưới. Tôi sẽ nghe nhưng k sửa gì đâu vì chuyện chỉ có vậy thôi thêm thắt vào k đc mà bớt đi cũng không xong.
Phần 2:

Bốc mộ trái mùa

( đây là chuyện xảy ra từ năm ngoái)
Như tôi từng kể về nghề bốc mộ thì mùa xuân là đại kị cho việc cải mả hay sang sửa mộ phần. Quan niệm dân gian vẫn vậy.
Ấy thế mà xã tôi vừa rồi có ông chủ tịch xã quyết tâm cải mả bố ông ý ngay đầu xuân vừa rồi. Và chẳng biết là trùng hợp hay phạm điều cấm kị mà nhiều chuyện xảy ra cho gia đình ông ấy quá. Tôi chứng kiến cả nên nay kể lại đây.
Tôi bỏ nghề bốc mả cũng lâu rồi vì tìm được công việc khác phù hợp hơn nhưng thi thoảng anh em có việc thì vẫn rủ đi cùng cho vui, phần vì những câu chuyện cười tôi kể để giảm bớt cái không khí nặng nề phần vì tôi cũng là 1 thằng cứng vía.
Mùng 10 âm tháng riêng vừa rồi, anh Đ con bác S gọi tôi sang làng bên bốc mả. lần đầu tiên đầu xuân đi bốc mả, tôi và anh em làm cùng ai cũng thắc mắc lắm và thậm chí là vài ý kiến ngăn lại. Nhưng có nói thế nào thì ông B ( chủ nhà) vẫn cương quyết làm cho bằng được.
2h sáng công việc bắt đầu, do đã quá quen với công việc này nên những khoanh đất được chúng tôi đào lên nhanh chóng, dễ dàng. Chiếc áo quan lộ ra sau khoảng 1m5 đất, không có bất kì điềm báo hay đặc điểm gì nhưng khi bật nắp ra thì ôi thôi : Mộ kết.
Sau đến 7 năm nằm dưới đất mà xác nằm trong áo quan vẫn như 1 chiếc xác ướp với những màng mỏng giăng kín. Mùi trầm hương dần dần chuyển sang mùi hôi thối nồng nặc của xác chết.
Ông B thẫn thờ nhìn cái xác rồi quay đi, còn phụ nữ trong nhà ông thì khóc nấc lên, tiếng khóc ám ảnh chúng tôi suốt từ đầu năm. Ai cũng nói nhà ông B gặp họa đến nơi rồi. Mà họa thật, chẳng biết có phải do chế độ ăn uống, sinh hoạt hay do ủ bệnh từ trước mà 1 tháng sau ông B ngã bệnh. Ung thư, đang là chủ tịch 1 xã, phương phi béo tốt, ông B nằm bẹp trên giường, đợi chờ cái chết đang tới gần. Được độ 1 tháng từ lúc ngã bệnh thì ông B mất.
Hàng xóm nhà ông ý kể lại là những ngày gần chết, ông B nói nhiều lắm, nói về những tội lỗi của mình, nói về sự trách phạt của gia tiên. Ai cũng cho rằng ông nói nhảm do đau, do thần kinh bị ảnh hưởng bởi cái chết. Ông B mất, gia đình ông 4 người khuyết mất một. Vợ và con ông B sống trong những điều tiếng, thị phi của dân làng.
Ai cũng nói ông B dại bốc mộ vào ngày kị, kẻ ác khẩu hơn thì chửi rủa do ông làm ở xã bòn rút của cải nên chịu phạt. Sống trong điều tiếng như thế, 2 cậu con ông B vẫn vô tư ăn chơi như ngày bố chúng còn sống nhưng vợ ông B thì không. Người ta thấy bà biểu hiện ngày càng lạ. Ngày ngày thẫn thờ đi ra khu nghĩa trang nơi chôn cất ông B, miệng thì hát vu vơ những bài hát chẳng ai nghe rõ. Tháng trước, tháng 3 dương vừa rồi ý. Vợ ông B về nhà đẻ t ự t ử, các bạn ạ. Treo cổ trên cầu thang. Cả xã tôi ai cũng nói do bốc mộ đại kị. Còn tôi thì không dám phán xét.
Phần 3:
Đây là một phần nhỏ nhỏ trong cái câu chuyện bốc mộ của tôi đăng đêm qua, giờ tách ra kể thì nó cũng hơi ngắn ngắn và cụt nhưng thôi cứ liều liều mà tách ra. Câu chuyện này xảy ra khoảng 2009-2010, tôi cũng không chắc chắn lắm vào khoảng thời gian này vì ngày ấy bỏ nghề rồi và đang đắm chìm trong món khác. Những bạn ở bán kính tầm 10-15km quanh TpHY kiểu gì cũng biết về câu chuyện này hoặc có thể hỏi người thân trong nhà vì chuyện này ngày xẩy ra nó ầm ĩ suốt một thời gian dài.
Khu thành phố Hưng Yên( ngày ấy có thể vẫn còn là thị xã Hưng Yên) có ông bác sĩ T, ông là bác sĩ chuẩn đoán hình ảnh giỏi với tay nghề chuyên môn cao so với mặt bằng chung ngày đó. Biết được lợi thế của mình và nhu cầu soi giới tính thai nhi (nhu cầu mà chưa bao giờ hết nóng trong xã hội vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh bởi cái tư tưởng trọng nam khinh nữ này ) của người dân đến viện thăm khám. Ông bác sĩ đã tự mua lấy 1 bộ máy siêu âm về mở phòng khám tại nhà riêng, với tiếng tăm và tay nghề đã được khẳng định qua nhiều năm công tác trong viện, phòng khám tại gia của ông bác sĩ nhanh chóng kiếm được số lượng lớn bệnh nhân từ khắp các huyện xung quanh đổ đến
Thêm nhiều năm làm việc ông bác sĩ trở lên giàu có, hạnh phúc với gia đình nhỏ 3 người của ông. Thiên hạ thấy người giàu, người thì ao ước, kẻ rèm pha, một trong những lời rèm pha đó là vì ông soi giới tính thai nhi trái phép nên các bé gái bị phá bỏ sẽ có ngày quay về báo oán đòi lại món nợ mà ông nợ chúng.
Món nợ sinh mạng mà ông gián tiếp tước đi. Ấy thế mà lời rèm pha đó có một ngày trở thành sự thật. Con trai ông T năm ấy (2009-2010 gì đó) 18 tuổi, thằng bé kém tôi gần chục tuổi nhưng tôi vẫn biết do nó học tại trường thpt cạnh với trường cđ tôi đang công tác lúc đó. Thằng này ngoan ngoãn, học hành tốt và chẳng chơi bời gì hoặc có chơi mà k ai biết. nhưng nó cũng giống ông bác sĩ T là tấm gương cho các vị phụ huynh so sánh với con cháu trong nhà, là con nhà người ta trong lời kể của các vị ấy đấy.
Ai cũng bảo nó lớn lên sẽ theo nghề của bố. Nhưng một buổi sáng mùa xuân, khi đang chuẩn bị lên lớp tôi nghe các cô trong tổ xì xào về chuyện thằng con trai ông T sáng sớm dậy tắm rồi bị điện giật chết do máy xấy bị hở.
Thằng con ông T chết thật, chết trong ngỡ ngàng và đau đớn của ông T cùng vợ ông. Đám tang được tổ chức vài ngày sau đó và câu chuyện của con ông T vẫn tiếp diễn. Người ta nói vợ ông T hàng đêm vẫn mơ thấy con ông về kêu cứu, suốt một tuần giời như thế bà vợ ông T sinh nghi mới quyết định quật mộ thằng con lên. Quê nghèo thì kiêng khem kinh lắm, quê tôi ai chôn xuống rồi chưa đến ngày bốc mả mà đào lên thì rõ là chuyện động trời, chẳng ai muốn làm thế cả vì sợ động mộ, sợ chuyện dữ đến với gia đình. Vợ ông T cũng sợ nhưng những cơn mơ về đứa con hàng đêm quay về cầu cứu vẫn ám ảnh bà còn đáng sợ hơn.
Mộ con ông T được đào lên vào giữa trưa nắng một ngày k lâu sau khi bị chôn xuống và có lẽ giấc mơ của bà đã đúng nhưng quá muộn. Vẫn lại là người ta kể lại khi mở nắp quan tài thằng bé không còn nằm im một chỗ như lúc mới chôn mà không hiểu bằng cách nào người nó rúm lại phía cuối áo quan, trên nắp, xunh quah áo quan là vết máu, vết cào cấu. Có lẽ nó chỉ chết lâm sàng, khi tỉnh dậy thì thấy mình đã bị đem chôn nên tìm cách thoát ra. Nhưng thoát đi đâu được khi nằm trong cái quan tài chắc chắn sâu trong đất vài mét như vậy. Cào cấu đến rách cả tay, kêu gào cũng chỉ làm cái chết của nó thêm đau đớn và đáng sợ.
Vẻ mặt nó trước khi phân hủy vẫn nhận ra được sự cau có, giận dữ. Chuyện xảy ra như cú đấm thứ hai vào vợ chồng ông T, bà T như phát điên vì con. Ông T thì tìm đến rượu, bia để quên đi nỗi đau sự ân hận. Phòng khám của ông đóng cửa dài dài. Suốt một thập kỉ qua, ông T bây giờ đang bị đái tháo đường độ ba, các chi của ông từng ngày rời ra, ông chỉ còn nằm một chỗ đợi sự chăm sóc của người khác. Còn vợ ông tôi xin phép không kể vì người đàn bà đó bất hạnh quá.
Đấy là chuyện nhà ông T, chuyện những đám bốc mộ mà người bên trong cào cấu quan tài thì tôi chỉ gặp 1 lần. Dấu hiệu thì y như cậu con ông T vậy. Chết bởi ngạt khí và kiệt sức là cái chết đáng sợ.
4.9/5 (19 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: