Lý do người nghèo ngày càng nghèo hơn

Vào năm 1974, Bangladesh đã dành được độc lập nhưng đó cũng là lúc họ phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp nhất của đất nước này. Thế nhưng ẩn sâu bên trong đó lại là một điều rất kỳ lạ. Khi nạn đói xảy ra có hàng triệu người đã di chuyển từ phương bắc xuống phương Nam với hi vọng có thể kiếm được 1 công việc. Bất kể là công việc gì miễn sao nó giúp họ có cái để bỏ vào bụng và tông tại được qua ngày. Thành phố Chittagong một trong những nơi mà dòng người kéo đến đông nhất. Những khuôn mặt vô hồn gắn trên mặt chỉ có da bọc xương lang thang khắp con phố khiến cho người ta cảm giác mình đang sống trong một bộ phim kinh dị.

Muhanmad Yunus

Cũng thời điểm này tại thành phố này có một người lạ xuất hiện. Ông là tiến sĩ kinh tế trở về từ Hoa Kỳ tên là Muhanmad Yunus. Yunus đặt chân về quê hương ông không khỏi bàng hoàng và xót xa trước tình cảnh đang diễn ra. Với những gì đang diễn ra ông ngay lập tức bắt tay vào tìm kiếm giải pháp tiêu diệt cái nghèo. Giúp đỡ những người dân đang vật lộn với sự sống hằng ngày. Vậy ông phải làm thế nào đây?

Muhanmad Yunus
Muhanmad Yunus

Đầu tiên ông đến trực tiếp gặp những người dân nghèo nhất để tìm hiểu về cuộc sống của họ. Ông phát hiện ra những người nghèo nhất đa số là những người phụ nữ độc thân. Có thể nguyên nhân là do chồng mất, chồng ly hôn hoặc thậm chí là bị nhà chồng đuổi ra khỏi nhà. Nói chung là những người phụ nữ này phải đơn độc, tuyệt vọng mưu sinh và nuôi những đứa con của họ. Hằng ngày họ kiếm sồng bằng cách sáng đến nhà địa chủ vay tiền khoảng 22 xu. Nhưng vì bản thân chẳng có bất cứ một thứ tài sản gì để làm tin cho nên những nhà địa chủ luôn giám sát họ. Với 22 xu vay được họ mua tre về chẻ ra và đan thành cái ghế đẩu. Đến tối mịt thì họ đã đan xong cái ghế cuối cùng  thì những tay địa chủ sẽ giất ngya chiếc ghế đó và để lại cho họ đúng 2 xu tiền công. Với 2 xu này người mẹ nghèo khổ vầ những đứa con nheo nhóc chỉ có được nửa bữa ăn cho cả một ngày dài. Cuộc sống của học cứ lặp đi lặp lại trong một cái vòng luẩn quẩn như vậy. Chẳng may hôm nào bị ốm không thể làm việc thì ngày hôm đó hoàn toàn nhịn đói.

Hỏi thăm những người nghèo
Hỏi thăm những người nghèo

Đáng lẽ với những sản phẩm họ làm ra nếu được đem ra chợ và bán với giá chung của thị trường thì họ sẽ có thể kiếm được vài xu mỗi ngày sau khi đã trả 22 xu nợ gốc. Và như vậy thì hôm nào họ cũng được ăn no và còn giữ tiền để giải quyết những nhu cầu khác.

Với kiến thức kinh tế của mình Yunus nhận ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề rất là đơn giản là họ không có vốn mua nguyên liệu. Ông nhẩm rằng trong làng có 42 người mỗi người một nghề khác nhau. Nhưng tất cả chỉ càn một khoản tiền chưa đến 2700 xu hay tương ứng với 27$. Ông bàng hoàng cả một làng chết đói chỉ vì 27$ thôi ư. Ông bắt đầu đến gặp ngân hàng địa phương hỏi tại sao không thể giải ngân 1 khoản tiền siêu nhỏ để giải cứu những người dân này. Ngân hàng trả lời ngay:” ông bị điên à? co họ vay thì lấy gì họ trả. Những người đó đến cái lều của họ ở cũng không đáng 1 xu. Và chúng tôi cũng chẳng có căn cứ nào để tin họ có khả năng nợ”. Một lời từ chối thắng thắn và phũ phàng. Yunus hơi thất vọng nhưng ông vẫn tiếp tức đến ngân hàng khác để thuyết phục. Đương nhiên chẳng có ai chấp nhận lời đề nghị của ông.

Ngân hàng green bank
Ngân hàng green bank

Cho đến tận 6 tháng sau mới có 1 ngân hàng đắn đo phương án mà ông đưa ra. Tuy nhiên họ vẫn quyết định cho vay 300$ với điều kiện Yunus phải đứng ra bảo lãnh khoản nợ đó. Vì tóm lại chẳng có ai tin người nghèo sẽ trả được nợ. Nhưng sự thật đã chứng minh những gì Yunus tin tưởng là đúng. Nhưng với số tiền 300$ là quá nhỏ cho nên để giúp được nhiều người hơn ông đã lập ra một ngân hàng với tên Grameen Bank. Với niềm tin và hiểu biết của mình ông hướng đến cho vay 50% là đối tượng nữ. Những người mà trước đó bất kỳ ngân hàng nào ở quốc gia này đều từ chối. Đúng với những gì ông tính toán và ngược lại với tất cả của giới tài chính có tới 97% người vay tiền của ngân hàng Grameen đã trả được nợ. Và số đó cao hơn rất nhiều so với 88% ở các ngân hàng kỹ tính khác. Chẳng mất nhiều thời gian Grameen nhanh chóng trở thành cái tên lớn, là hi vọng của những người dân nghèo khắp Bangladesh. Yunus đã trở thành biểu tượng của phong trào tín dụng siêu nhỏ, một hiện tượng toàn cầu

Năm 2006, Yunus và ngân hàng của ông đã được trao giải thưởng Nobel vì hòa bình

Giải nobel
Giải nobel

Năm 2009, Hoa Kỳ lại trao cho ông huân chương tự do. Loại huân chương cao quý nhất của Mỹ.

Chúng ta thấy thành công của Yunus đến từ niềm tin. Ông đã tin tưởng và đánh giá chính xác những người nghèo. Vì vậy ông tự tin bỏ tiền ra để cho họ cơ hội thay đổi cuộc đời. Chắc chắn nếu ông sai tiền của ông sẽ mất sạch. Trong cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Dù chẳng phải nhà kinh học hãy mang sứ mệnh tiêu diệt nghèo đói. Nhưng chúng ta cũng phải lựa chọn và đặt niềm tin có nên cho thằng bạn này vay tiền hay không. Có nên để nhân viên tự do xử lí công việc theo cách của họ. Có nên theo dõi người yêu mỗi lần đi công tác xa. Nếu không tinh tế chúng ta có thể đặt niềm tin ngu ngốc để biến mình thành con tuần lộc hoặc mất tiền ngu cho những thằng bạn đểu. Ngược lại nếu không dám tin chúng ta có thể đánh mất cơ hội cứu một cuộc đời. Hoặc phá tan một hạnh phúc vì đa nghi.

Xem thêm:

Khó chiều nhất không phải ai khác, chính là người nghèo

Tại sao bản thân mình mãi trở thành một kẻ nghèo kiết xác?

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: