Nước tiểu sẫm màu là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Nhiều người cho rằng nước tiểu sẫm màu chỉ là một trong những triệu chứng sinh lý bình thường. song đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục các vấn đề đó, giúp cơ thể sớm trở lại trạng thái cân bằng.

Nước tiểu bị sẫm màu do đâu?

Nước tiểu bị sẫm màu bởi một só nguyên nhân chủ yếu sau:

Cơ thể không được cung cấp đủ nước

Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước

Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể chúng ta. Lượng nước trong cơ thể đủ hay không sẽ được thể hiện qua lượng nước tiểu thải ra. cũng như màu sắc của nó. Màu nước tiểu sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang màu sẫm tùy theo tỷ lệ chất thải và lượng nước thải ra.

Bên cạnh việc làm cho nước tiểu sẫm màu, thiếu nước cũng gây ra một số triệu chứng sau:

  • Táo bón
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt
  • Da, miệng, môi có cảm giác khô.

Điều trị:  những triệu chứng do mất nước gây nên vô cùng dễ dàng. Chỉ cần uống nhiều nước hơn là bạn đã có thể cải thiện tình trạng bất ổn do thiếu nước gây ra.

Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như: Tụt huyết áp, da dẻ giảm tính đàn hồi khô quá mức, mất nhận thức, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu,…

Lúc này bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ hơn. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ bù nước, cân bằng cơ thể tại bằng viện bằng cách cân bằng muối, chất điện giải, chất lỏng,…

Thực phẩm hoặc thức uống

Do một số loại thuốc
Do một số loại thuốc

Màu sắc nước tiểu được quyết định chủ yếu bởi thành phần chất và nồng độ trong đó. Đây là sản phẩm thải lọc từ thực phẩm và nước uống mà cơ thể nạp vào. Một số chất trong thực phẩm nhất định khiến nước tiểu có màu nâu sậm hoặc như màu trà như: củ dền, quả mâm xôi, cây đại hoàng,…

Thuốc điều trị chứa các nhóm chất nhất định cũng gây biến đổi màu sắc nước tiểu như:

  • Nước tiểu sẫm màu: primaquine, nitrofurantoin, chloroquine, metronidazole,…
  • Nước tiểu màu cam: warfarin, rifampin, phenazopyridine,…
  • Nước tiểu màu đỏ: Chlorpromazine, senna, thioridazine,…
  • Nước tiểu màu xanh: indomethacin, promethazine, amitriptyline,…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu sẫm màu

Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu sẫm màu

Nhiễm trùng được tiết niệu
Nhiễm trùng được tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, thường thông qua niệu đạo. Phụ nữ có xu hướng mắc phải UTI thường xuyên hơn nam giới. Với các tình trạng nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm bàng quang niệu đạo (nhiễm khuẩn tiết niệu dưới hay nhiễm khuẩn tiết niệu thấp).  Hoặc viêm thận, bể thận (nhiễm khuẩn tiết niệu trên hay nhiễm khuẩn tiết niệu cao).

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu, tiểu rắt, tiểu rỉ, són tiểu
  • Đau hoặc rát, buốt khi đi tiểu
  • Đau thắt lưng, đau bụng hoặc tăng áp lực trong bụng
  • Nước tiểu đục, sẫm màu hoặc xuất hiện máu
  • Sốt cao nếu viêm thận, bể thận cấp

Nếu bạn có nước tiểu sẫm màu kèm theo đau dữ dội, đặc biệt là ở lưng, bạn có thể bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách điều trị: Bác sĩ thường sẽ kê đơn một đợt kháng sinh ngắn (viêm bàng quang niệu đạo là 7-10 ngày kháng sinh uống, viêm thận – bể thận là 10-14 ngày kháng sinh tiêm) để điều trị nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể cần một đợt kháng sinh dài hơn, đồng thời có thể dùng kèm thuốc giảm đau.

Thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết
Thiếu máu tán huyết

Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến khi nước tiểu sẫm màu là thiếu máu tán huyết. Tình trạng này xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra.

Bên cạnh làm thay đổi màu sắc nước tiểu, thiếu máu tán huyết còn gây nên một số triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, da và mắt như vàng lại, nhịp tim tăng, phì đại lá lách hoặc gan.

Cách điều trị: tình trạng này sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh, thay đổi khẩu phần ăn để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn. Ở mức độ nặng, bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung máu, cấy ghép tủy xương hoặc cắt bỏ lách bị ảnh hưởng nhờ phẫu thuật.

Viêm gan C có thể làm nước tiểu sẫm màu

Viêm gan C
Viêm gan C

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây nhiễm trùng gan. Tình trạng này ít khi gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, vì vậy nhiều người bệnh không nhận ra cho đến khi sự tổn thương gan bắt đầu tiến triển. Viêm gan C có thể ảnh hưởng đến cách gan xử lý chất thải, do đó tình trạng này có thể khiến nước tiểu sẫm màu., vàng đậm.

Các yếu tố rủi ro khiến người bệnh mắc phải viêm gan C bao gồm dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người bị HCV…

Các triệu chứng xảy ra thường xuất hiện trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng viêm gan C có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Vàng da
  • Ngứa da
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Đau cơ bắp
  • Nước tiểu sậm màu
  • Buồn nôn hoặc kém ăn

Cách điều trị: Nhiều năm trước, viêm gan C điều trị bằng thuốc Interferon và ribavirin giúp kiểm soát bệnh 40– 50% nhưng lại đi kèm với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Hiện nay đã có phương thức tác động trực tiếp chống siêu vi hoặc DAAs giúp kiểm soát tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ít tác dụng phụ.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu và 1 số phương pháp chữa trị. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chuẩn đoán y khoa.

Xem thêm:

Những bộ phận trên cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn khi bơi

Tổng hợp các câu hỏi về bệnh Viêm Gan B

Đứng đầu những loại rau củ quả chống lại căn bệnh tiểu đường

5/5 (8 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: