Top 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam

Từ bao lâu nay, du lịch tâm linh đã không còn là quá xa lạ với hầu hết con người Việt Nam ta. Hôm nay, Biết Tuốt xin được giới thiệu đến bạn đọc danh sách những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu có dịp, bạn hãy thử làm một “chuyến” hành hương đến một trong số những nơi này… để trở về với nguồn cội tâm linh, hiểu sâu hơn về cuộc đời và thân phận của chính mình, ý thức về sự vô thường ngắn ngủi của kiếp người, nỗ lực vượt lên những điều nhỏ nhặt đời thường để tìm tới những gì tốt đẹp hơn… Bạn nhé!

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cách Hà Nội 95 km, có diện tích 539 ha, gồm khu chùa cổ và khu chùa mới.

Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Khu chùa cổ nằm trên sườn núi khá yên tĩnh; ở đây du khách có thể tham quan các hang động, các đền thờ như đền thờ thần Cao Sơn hay Đền thờ thánh Nguyễn, Giếng Ngọc,…

Khu chùa này cũng mang nhiều nét kiến trúc và đồ vật cổ mang dấu ấn của thời nhà Lý. Khu chùa mới với kiến trúc hoành tráng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Chùa Bái Đính - Chùa nổi tiếng ở Việt Nam
Chùa Bái Đính – Chùa nổi tiếng ở Việt Nam

Đặc biệt nơi đây có rất nhiều những bức tượng Phật, tượng La Hán,… được điêu khắc một cách tỉ mỉ, công phu cũng trở thành điểm thu hút sự quan tâm của du khách đến với Ninh Bình.

Chùa Côn Sơn – Hải Dương

Dân gian có câu:

“Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm

Nếu ai chưa đến, Thiền Tâm chưa thành”

Chùa Côn Sơn - Hải Dương
Chùa Côn Sơn – Hải Dương

Chùa Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn – Hải Dương có tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.

Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, phía trước chùa là hồ bán nguyệt, với cổng tam quan. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm tuổi xen lẫn những tán vải thiều xum xuê. Chùa được trang trí bằng những hình chạm khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng những giá trị tôn giáo đặc sắc.

Những nét điêu khắc, chạm khắc của chùa Côn Sơn tuân thủ theo mô típ tứ linh quần hùng là long – ly – quy – phụng và tứ quý gồm các loại cây quý tùng, cúc, trúc, mai.

Chùa Côn Sơn - Chùa nổi tiếng ở Việt Nam
Chùa Côn Sơn – Chùa nổi tiếng ở Việt Nam

Ngoài tứ linh, các bức trạm trổ trên mái chùa xuất hiện cả những con cua, cá, hươu, nai… trong đó các con vật đều quay đầu trong phật điện thể hiện ý nghĩa bình đẳng của Phật Pháp, con người và chúng sinh đều có thể được Đức Phật giáo hóa và trở thành người tốt.

Hằng năm chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội mùa thu diễn ra từ ngày 16-20 tháng 8 âm lịch. Trong đó có nhiều hoạt động như Lễ khai hội, lễ Diễn xướng hầu Thánh… cùng các trò chơi dân tộc như bơi, đấu vật.

Chùa Thiên Trù – Hà Tây

Chùa Thiên Trù còn có tên gọi là chùa Hương, chùa Trò hay chùa Ngoài. Theo truyền thuyết, có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây. Ông đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa.

Thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời). Một sao chủ trong Tử vi nấu nướng về sự ăn uống. Nhân lý do đấy nên nhà vua đã đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù.

Chùa Thiên Trù - Hà Tây
Chùa Thiên Trù – Hà Tây

Trung tâm chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 60 km, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Động Hương Tích được gọi là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù là một danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam. Các du khách nhất định một lần nên ghé thăm nơi đây bởi sự nổi tiếng của bề dày lịch sử và khung cảnh thiên nhiên hữu tình của nó.

Chùa Hương – Hà Nội

Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình…

Chùa Hương – Hà Nội
Chùa Hương – Hà Nội

Lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân. Vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch.

Chùa Hương - Chùa nổi tiếng ở Việt Nam
Chùa Hương – Chùa nổi tiếng ở Việt Nam

Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.

Chùa Một Cột – Hà Nội

Chùa Một Cột (hay Chùa Mật) còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam, nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen.

Chùa Một Cột - Hà Nội
Chùa Một Cột – Hà Nội

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam.

Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản Chùa Một Cột được xây dựng năm 1958.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử nên chùa có nhiều sự thay đổi. Từ thời Lý, Trần, Lê và sau này là nhà Nguyễn, chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa – kiến trúc trong từng thời kì cũng có sự đổi thay và khác biệt.

Chùa Một Cột- Chùa nổi tiếng ở Việt Nam
Chùa Một Cột- Chùa nổi tiếng ở Việt Nam

Đặc biệt, vào năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy chùa Một Cột. Toàn bộ kiến trúc cũ của chùa đều bị mất đi. Chỉ còn lại cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu và mấy xà gỗ. Ngay sau đó chùa đã được Chính phủ tu sửa lại. Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần tu sửa nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ ngày xưa.

Những ngôi chùa trên không chỉ là những công trình kiến trúc mang nhiều giá trị. Đây còn là điểm đến tâm linh của bất kỳ ai muốn tìm được không gian thanh tịnh, bình yên. Hãy theo dõi Biết Tuốt để tìm được thật nhiều điểm đến bổ ích bạn nhé!

Xem thêm:

Chuyện Nhân – Quả và niềm tin của người Việt

Phật tại Tâm – Tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật

Du lịch tâm linh – Đánh đổi những gì

Sở Văn hóa Hà Nam làm việc với chùa Tam Chúc vì 5 vạn dân chen chúc đến chùa

5/5 (6 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: