66 ngày không ánh sáng Mặt Trời ở thị trấn Utqiagvik – Mỹ

Dọc theo bờ biển Utqiagvik là tấm biển chào mừng du khách đến với “Thành phố cực bắc nước Mỹ” với 2 màu trắng và xanh đại diện đuôi cá voi. Utqiagvik nằm ở bang Alaska vốn là nơi sinh sống của hơn 4,000 người dân, nơi đây được gọi với nhiều tên gọi, chẳng hạn như “nóc nhà của thế giới”, “điểm bắt đầu của biến đổi khí hậu”. Và bắt đầu từ tuần này, thị trấn Utqiagvik sẽ bước vào “đêm vùng cực” (Polar night), tức là toàn bộ sẽ chìm trong bóng tối trong suốt 24 giờ mỗi ngày, diễn ra suốt 66 ngày. Trong khoảng thời gian đó, nơi đây sẽ không có mặt trời, nhiệt độ thì giảm đi đáng kể. Được biết, lần Mặt trời xuất hiện tiếp theo là vào ngày 22/1/2022.

66 ngày không ánh sáng Mặt Trời ở thị trấn Mỹ
66 ngày không ánh sáng Mặt Trời ở thị trấn Mỹ

Nguyên nhân không có ánh sáng mặt trời

Vị trí

Thị trấn mỹ - Utqiagvik
Thị trấn mỹ – Utqiagvik

Do nằm ở vị trí độc đáo với vĩ độ 71,29N, cách vòng Bắc Cực 515km về phía Bắc, Utqiagvik sẽ có 66 ngày chìm hoàn toàn trong bóng tối. Đó là hiện tượng mà không tia sáng nào của Mặt trời có thể chiếu sáng đến vị trí này. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong vòng tròn cực. Trong khi đó, hiện tượng ngược lại, khi Mặt trời xuất hiện liên tục 24 giờ mỗi ngày gọi là “ngày vùng cực” diễn ra vào mùa hè tại bán cầu Bắc.

Trong khi đây là khoảng thời gian mà Utqiagvik đón tiếp nhiều du khách đến chiêm ngưỡng hiện tượng vũ trụ độc đáo. Người dân Utqiagvik thì vẫn tiếp tục cuộc sống hàng ngày và cả những ngày lễ hội mừng năm mới một cách bình thường mà không có ánh sáng Mặt trời “Trời tối đen khi bạn về nhà vào buổi trưa. Bạn phải bật đèn pha khi lái xe về nhà vào buổi trưa. Điều đó có vẻ sẽ hơi khác so với cuộc sống của 48 bang còn lại ở nước Mỹ.” – Myron McCumber, chủ nhà nghỉ ở Utqiagvik cho biết.

Thị trấn Utqiagvik sống tách biệt với các bang còn lại của nước Mỹ

Cuộc sống tách biệt

Do Utqiagvik sống tách biệt so với các bang còn lại của nước Mỹ, nên hoạt động kinh doanh thường nhật ở đây đi kèm với những thách thức riêng, đặc biệt là thức ăn. Theo thống kê, cả thành phố có 4,500 cư dân nhưng chỉ có 5 nhà hàng. Giá cho 1L sữa là khoảng 3,7 USD, một hộp bột giặt Tide có giá 98 USD. Để dễ hình dung hơn, trong khi một lốc nước suối có giá 6 USD ở các bang khác, ở Utqiagvik giá lên đến 48 USD.

Với giá cả hàng hoá khá cao, do đó để mua đủ đồ ăn uống cho khách, McCumber thường phải đi máy bay đến Anchorage 4-5 lần/năm, nơi có giá rẻ hơn một chút để mua đồ dùng. Sau đó, ông phải cất giữ chúng trong 6 tủ đông và 2 tủ lạnh để dùng dần trong vài tháng. “Thông thuờng, tôi thường mua từ 450-680kg thực phẩm và các vật dụng thiết yếu như giấy vệ sinh chẳng hạn. Một lốc gồm 18 bọc khăn giấy ở đây có giá 58 USD, trong khi ở Anchorage, giá sẽ chỉ còn 24 USD.”

Cuộc sống không ánh mặt trời
Cuộc sống không ánh mặt trời

Phần lớn cư dân ở khu North Slope, Alaska là người bản địa Iñupiat, những người đã sinh sống ở vùng cực trong hàng nghìn năm. Trong lịch sử, người Iñupiat đã sống sót qua khí hậu khắc nghiệt bằng cách săn bắt cá voi, tuần lộc, hải mã, hải cẩu và chim. Do giá hàng hoá quá cao, săn bắt vẫn là hoạt động quan trọng trong đời sống của người dân ở thị trấn Utqiagvik. Theo đó, mỗi mùa xuân về, cộng đồng người Utqiagvik thường sẽ tụ tập để kỷ niệm một mùa đi săn cá voi thành công.

Thế nhưng, biến đổi khí hậu đã khiến việc săn bắt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vào năm 2017, nhiệt độ ở Utqiagvik tăng nhanh đến mức một thuật toán đã đánh giá dữ liệu và nhận xét là “không có thật”, sau đó xoá khỏi cơ sở dữ liệu của chính phủ. “Vởi việc băng không còn nhiều, chúng tôi đã không còn nhìn thấy hải cẩu, hải mã và gấu Bắc cực. Biến đổi khí hậu đang thay đổi mô hình di cư của động vật và cả chim, những điều này cuối cùng sẽ gây ra tác động lớn đến công việc của các thợ săn.”

Xem thêm:

Mặt trời có màu gì? Sự thật về màu của mặt trời ít ai biết

Tại sao nước Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới?

Giải thích hiện tượng cực quang

5/5 (4 Đánh giá)

Bài viết cùng chủ đề: